Trồng Bắp Lai Cho Hiệu Quả Gấp Hai Lần So Với Lúa

Ngày 22.10, tại xã Ân Phong (Hoài Ân), Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp lai giống mới PAC 999 do Công ty Advanta Việt Nam chuyển giao.
Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.
Năng suất bắp thực thu của mô hình đạt 71,11 tạ/ha, nếu thời tiết thuận lợi, đầu tư chăm sóc tốt năng suất có thể đạt trên 80 tạ/ha. Với giá bắp hiện nay 6.000 đồng/kg, nông dân có thu nhập trên 42 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với sản xuất lúa DV 108.
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, cho biết: Giống bắp PAC 999 đã được sản xuất trên chân đất chuyển đổi tại nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó có xã Ân Phong và đã chứng minh được hiệu quả kinh tế vượt trội so với sản xuất lúa trên cùng một diện tích. Sở NN-PTNT sẽ xem xét đưa giống bắp này vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh để sản xuất đại trà trên chân đất chuyển đổi, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, tăng thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ - chị Nguyễn Thị Hạnh (chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển làm trang trại, tạo nên lối mở thoát nghèo, làm giàu cho nhiều người tại địa phương.

25/8 là thời điểm toàn tỉnh kết thúc vụ trồng rừng 2013, diện tích trồng đến nay đạt 95% kế hoạch (11.800ha). Mặc dù không đạt 100% kế hoạch nhưng đây cũng là diện tích rừng trồng khá lớn góp phần quan trọng vào việc phát triển 300.000ha rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ vào năm 2015.

Trong tương lai gần nhiệt độ sẽ tăng lên từ 0,3-0,7 độ, và sẽ tăng 4 độ C trong cuối thế kỷ 21. Lượng mưa sẽ có thay đổi theo xu thế nóng lên toàn cầu...

Bến Tre hiện có tổng diện tích 43.556ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm tôm biển 32.106ha. Trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 5.500ha (tôm sú 1.250ha, tôm thẻ chân trắng 4.250ha); tôm nuôi thả giống vụ 2 có diện tích khoảng 1.911ha. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục với tổng diện tích thiệt hại 1.322ha, chiếm 18% diện tích thả nuôi. Tôm chết có nhiều nguyên nhân nhưng hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính được xác định là nguyên nhân khá phổ biến cần đặc biệt quan tâm.

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.