Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Hai xã Tân Phú, Nghĩa Dũng của huyện Tân Kỳ là những nơi được chọn để tròng ớt xuất khẩu. Ở đây, nông dân đã trồng đại trà ớt. Được biết từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 2,5 tháng. Theo các hộ nông dân ớt đã thu hoạch sẽ thu hoạch liên tiếp từ 6-9 lứa tùy thuộc từng ruộng, từng gia đình chăm sóc.
Giá ớt được thu mua theo hợp đồng ngay từ đầu vụ, tại thời điểm này có hộ thu nhập từ xuất bán ớt xanh mô hình này lên tới 100-160 triệu/ha. Ớt thu hoạch xong được nhập cho công ty liên kết, qua sơ chế tuyển chọn, ớt lên contenơ và xuôi ra Hải Phòng và xuất trực tiếp sang Hàn Quốc.
Bên cạnh mô hình trồng thuần là mô hình trồng xen ớt trong lô cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. Mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, khai thác sử dung đất bền vững, tăng hiệu quả sử dụng đất. Bên cạnh thu nhập từ trồng xen canh cây ớt xuất khẩu thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ/ha còn có tác dụng giúp cây cao su phát triển tốt nhờ hỗ trợ cung cấp nước tưới, phân bón và giảm chi phí chăm sóc, làm cỏ cho cao su.
Bên cạnh mô hình liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm với các hộ dân, công ty VINTECHCO Đức Việt còn thuê 50 ha đất bãi ven sông của dân đầu tư mô hình ứng dụng sản xuất ớt cay xuất khẩu áp dụng công nghệ cao. Ớt trồng được bón lót, sử dụng màng phủ, hệ thống tưới nhỏ gọt được áp dụng triệt để với hệ thống đường ống cơ động dưới màng phủ (giúp tiết kiệm nước, chống thoát hơi nước).
Phân bón thúc cho cây ớt được hoà vào bể chứa và bón phân thông qua hệ thống tưới, giảm chi phí công chăm sóc, bón phân đồng thời sử dụng đúng, đủ lượng phân để cây ớt phát huy được tiềm năng năng suất. Ớt rau mô hình đã vào giai đoạn cho thu hoạch, mô hình ớt chỉ thiên đang ở giai đoạn ra hoa và cả 2 mô hình đang hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Qua kết quả đạt được, mô hình tuy ở phạm vi hẹp (trên 100ha), nhưng là hướng đi triển vọng, khai thác sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Đồng thời, đây là một trong những hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Kết quả mô hình còn thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp và có sự tham gia giám sát, hỗ trợ chặt chẽ của nhà quản lý. Kết quả mô hình là hướng đi mới, cần động viên, phát huy, quan tâm để mở rộng trong thời gian tới, hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hang hóa nông sản sạch phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…
Có thể bạn quan tâm

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.

6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 5.465,3 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía và một số cây trồng khác, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng đảm bảo diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân, tăng 0,47% so với kế hoạch; tiêu thụ tốt sản phẩm mía lưu vụ năm 2013 với giá trị đạt trên 150 triệu đồng/ha.

Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.