Trồng Ấu Đạt Hiệu Quả Cao

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.
Anh Thương cho biết kỹ thuật trồng ấu như sau: Sau khi thu hoạch vụ hè thu xong anh tiếp tục làm đất để trồng vụ ấu kế tiếp. Trước khi xuống giống, anh phải bừa và trục đất, rồi xả hoặc bơm nước vào ruộng từ 30 – 40 cm. Cấy ấu con vào ruộng, bụi cách bụi 1m.
Khi ấu bắt rễ, từ từ cho nước thêm vào ruộng, nước càng cao ấu càng phát triển nhanh, tốt. Thời gian một vụ ấu thường 5 tháng (dài hơn 1 vụ lúa 2 tháng). Sau 3 tháng trồng là cây ấu bắt đầu cho trái, cứ tám hoặc chín ngày thu hoạch một đợt. Thu hoạch cho đến khi ấu tàn. Để ấu phát triển tốt, người trồng phải thường xuyên làm cỏ, rong, rải phân urê, lân, kali có định kỳ (rất ít). Sau mỗi lần thu hoạch phải xịt thuốc trừ sâu hại lá và thuốc dưỡng. Ấu trồng vào mùa nào cũng được miễn là có đủ nước để ấu phát triển.
Nếu mùa nghịch thu hoạch vào tháng 2, 3 thì ấu có giá hơn. Nếu xuống giống vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, thu hoạch từ tháng 10 hoặc tháng 12 âm lịch. Năng suất bình quân 40 giạ/công (1giạ = 26 kg), giá hiện tại là 40.000 đồng/giạ. Trừ đi mọi chi phí, người trồng sẽ còn lãi 1 – 1,2 triệu đồng/công. Bên cạnh, anh còn nhân giống ấu ra thành những bụi nhỏ (cây giống) bán cho những người mới trồng với giá 20.000 đồng/bụi, đem lại nguồn thu không nhỏ.
Nhờ trồng ấu, mà thời gian qua cuộc sống gia đình của những người dân nơi đây khá ổn định.
Có thể bạn quan tâm

1 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào miền Trung tìm mua cây huỳnh đàn có từ 5 đến 7 năm trở lên với giá hàng chục triệu đồng/cây. Có điều lạ là họ chọn mua cây rất gắt gao, thậm chí cả một huyện chỉ mua một vài cây. Trước khi quyết định mua, họ khoan vào thân cây kiểm tra đường kính, chất lượng lõi. Thực trạng trên khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải chiêu “nhử mồi”, sau đó bán cây giống với giá cao.

Với sản lượng đưa ra thị trường khoảng 35.000 tấn bưởi/năm, sau khi trừ các khoản chi phí công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… nông dân có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 300 triệu đồng/ha/năm.

Huyện cũng đề nghị hỗ trợ thả 50 vạn giống cá các loại xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản sau này giúp người dân vùng tái định cư thủy điện ở Đăk Nên phát triển “nghề” đánh bắt, nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch bến neo đậu tàu, thuyền và sau này sẽ trở thành bến cá.

Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Quá trình đầu tư để phát triển các phương tiện đánh bắt cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá trong những năm qua tại Quảng Trị có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị).