Trồng 126,5 Ha Rừng Nguyên Liệu Dó Bầu

UBND tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 cho dự án Trồng rừng nguyên liệu cây dó do Công ty TNHH Cây Xanh (KCN An Phú, TP Tuy Hòa) làm chủ đầu tư.
Theo đó, dự án được thực hiện trên quy mô 126,5ha tại xã Phú Mỡ (Đồng Xuân), gồm: 50ha Công ty TNHH Cây Xanh đã trồng rừng dó bầu và 76,5ha đất quy hoạch rừng sản xuất. Dự án nhằm xây dựng vùng nguyên liệu, tạo trầm, kỳ, chiết xuất tinh dầu trầm từ các loại cây dó; bảo tồn loại cây quý hiếm, tạo sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao. Dự án còn giúp sử dụng hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, tạo môi trường sinh thái, chống mài mòn, hạn chế thiên tai; đồng thời giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong vùng dự án.
Đến hết năm 2014, Công ty TNHH Cây Xanh phải hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với phần diện tích 50ha đã trồng và chuẩn bị các thủ tục để triển khai thực hiện giai đoạn 2. Doanh nghiệp này cũng phải phát dọn, chăm sóc diện tích cây dó bầu đã trồng; đồng thời đầu tư xây dựng đường bằng cản lửa, đường nội vùng, vườn ươm, trạm bảo vệ rừng, chòi canh. Năm 2015-2016, Công ty TNHH Cây Xanh liên kết với các hộ dân, tổ chức kinh tế tiếp tục trồng cây dó bầu trên phần diện tích 76,5ha; quy hoạch các cây dó đạt chuẩn để xử lý cấy tạo trầm, thu hoạch những cây đã xử lý đưa vào hoạt động sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.

Với bản chất cần cù, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, anh Võ Đình Chiến (SN 1975, ngụ ấp Bình Hiếu, xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã thành công và vươn lên làm giàu bằng chính đặc sản quê nhà.