Trồng 126,5 Ha Rừng Nguyên Liệu Dó Bầu

UBND tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 cho dự án Trồng rừng nguyên liệu cây dó do Công ty TNHH Cây Xanh (KCN An Phú, TP Tuy Hòa) làm chủ đầu tư.
Theo đó, dự án được thực hiện trên quy mô 126,5ha tại xã Phú Mỡ (Đồng Xuân), gồm: 50ha Công ty TNHH Cây Xanh đã trồng rừng dó bầu và 76,5ha đất quy hoạch rừng sản xuất. Dự án nhằm xây dựng vùng nguyên liệu, tạo trầm, kỳ, chiết xuất tinh dầu trầm từ các loại cây dó; bảo tồn loại cây quý hiếm, tạo sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao. Dự án còn giúp sử dụng hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, tạo môi trường sinh thái, chống mài mòn, hạn chế thiên tai; đồng thời giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong vùng dự án.
Đến hết năm 2014, Công ty TNHH Cây Xanh phải hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với phần diện tích 50ha đã trồng và chuẩn bị các thủ tục để triển khai thực hiện giai đoạn 2. Doanh nghiệp này cũng phải phát dọn, chăm sóc diện tích cây dó bầu đã trồng; đồng thời đầu tư xây dựng đường bằng cản lửa, đường nội vùng, vườn ươm, trạm bảo vệ rừng, chòi canh. Năm 2015-2016, Công ty TNHH Cây Xanh liên kết với các hộ dân, tổ chức kinh tế tiếp tục trồng cây dó bầu trên phần diện tích 76,5ha; quy hoạch các cây dó đạt chuẩn để xử lý cấy tạo trầm, thu hoạch những cây đã xử lý đưa vào hoạt động sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.

Tận dụng ưu thế của địa phương có luồng lạch, cửa biển, nhiều hộ gia đình ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Chẽm bằng lồng. Kết quả kinh tế từ loại hình nuôi trồng thủy sản này cho thấy, nếu được đầu tư bài bản, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, nuôi cá Chẽm bằng lồng sẽ mở hướng thoát nghèo cho bà con nông dân vùng biển cửa.

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.

Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.