Trời Mưa Rét, Rau Tăng Giá Mạnh

Tại Quảng Nam, khác với thời điểm này năm trước, rau rẻ như bèo, nhiều hộ trồng rau không muốn thu hoạch. Nhưng năm nay, các loại rau, củ quả đều trong tình trạng cháy hàng.
Cụ thể giá rau tại các chợ như rau ngót trước đây 3.000-4.000đ/bó nay tăng lên 6.000 đ/bó; cải bẹ, cải thìa, xà lách 8.000đ/kg tăng lên 15.000đ/kg; rau muống 4.000 tăng 6.000đ/bó; rau húng tăng gấp đôi, lên 80.000đ/kg, rau quế tăng lên 50.000đ/kg…
Còn các loại rau củ quả từ Đà Lạt về cũng tăng như cà chua tăng 2.000đ/kg, súp lơ tăng 5.000đ/kg, cải thảo, bắp cải tăng 5.000đ/kg.
Đang thu hoạch ruộng củ cải, bà Lê Thị Hồng, thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình phấn khởi: “Bữa ni bán sướng lắm chú ơi! Loại mô cũng tăng gần gấp đôi, có loại tăng gấp 3, gấp 4 lần. Tui trồng 3 sào rau, hằng ngày thương lái đến đặt hàng liên tục, chứ không như trước phải đem đi chợ bán”.
Chị Nhung, một thương lái thu gom rau đưa lên TP Tam Kỳ bán cũng phải xắn tay nhổ rau cùng bà Hồng, nói: “Cách đây 2 tháng rau nhiều vô kể, tui ra ruộng chọn loại ngon mới mua. Nay rau khan hiếm phải xuống tận ruộng nhổ mới có hàng bỏ cho các mối”.
Được biết, tại vùng rau này năm ngoái, do nhiều người trồng rau dẫn đến bán không ai mua, nên vụ này diện tích giảm mạnh. Phần nữa, nguyên nhân chính là thời tiết năm nay khắc nghiệt, mưa kéo dài, khiến rau phát triển chậm, nhiều hộ dân bỏ đất trống..., nên dẫn tới tình trạng khan hiếm, đẩy giá tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

LĐLĐ tỉnh Phú Yên chiều 18/3 đã tổ chức lắp đặt 4 máy I-COM BX 1700 cho 4 ngư dân tiêu biểu của Nghiệp đoàn Nghề cá phường Xuân Thành.

Khoảng 3.000 ha còn lại được gieo trồng rải rác ở vùng đất cát pha ven biển từ các huyện Nghi Lộc ra đến Quỳnh Lưu và một số ít được gieo trồng 2 bên khe suối, dưới chân đồi thấp ở các huyện miền núi cao.

Thời tiết âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao khiến bệnh đạo ôn phát sinh mạnh, gây hại đối với sự sinh trưởng của lúa xuân. Mặc dù các địa phương và bà con nông dân đã chủ động phòng trừ, song bệnh đạo ôn vẫn đang đe dọa lúa xuân.

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo thành công, nhiều hộ nông dân ở xã Điện Quang (Điện Bàn) đã có cuộc sống sung túc hơn trước.

Trong khi đó, trên cây đậu phụng, sâu khoang cũng đã gây hại ở hầu hết các địa phương. Hiện nay tổng số diện tích đậu phụng bị nhiễm loại sâu này là 196ha với mật độ bình quân 10 - 20 con/m2, thậm chí nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình lên đến 50 - 100 con/m2.