Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản

Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản
Ngày đăng: 11/08/2015

Sau khi lập gia đình, anh Đôn được bà ngoại cho mượn 8 công đất (8.000m2) để trồng mía. Liên tiếp nhiều vụ, giá mía luôn ở mức thấp nên thu nhập không đủ sống, gia đình 4 miệng ăn (vợ chồng anh Đôn và 2 người con) phải nhờ vào sự hỗ trợ của cha mẹ. Do vậy, anh Đôn luôn nung nấu ý chí phấn đấu vươn lên. Năm 2004, thấy nguồn rơm tại địa phương nhiều và người dân thường xử lý bằng cách đốt để làm vệ sinh đồng ruộng, anh quyết định nuôi bò. Được ông bà ngoại cho mượn 5 triệu đồng, anh mua 2 con bò cái giống và nhận nuôi rẻ một con bò cái. Nhờ chăm sóc cẩn thận, đàn bò của anh phát triển thuận lợi.

Trong những năm 2008 - 2010, giá bò xuống thấp nên nhiều người dân bán bò, chuyển sang loại hình chăn nuôi khác, nhưng anh Đôn vẫn “chung thủy” với nghề nuôi bò. Anh vay thêm vốn, tuyển chọn bò giống và tham gia thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo” do Hội Nông dân xã phát động. Cùng thời điểm này, anh tham dự các lớp tập huấn chăn nuôi (thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn) do Hội Nông dân kết hợp với ngành chức năng tổ chức.

Kiến thức học hỏi được cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm đã giúp anh nâng cao tay nghề, chăm sóc đàn bò tốt hơn (không phải nhờ cán bộ thú y xã, kể cả việc đỡ đẻ trong lúc bò mẹ sinh con). Anh Đôn tâm sự: “Trong chăn nuôi, tôi chú ý theo dõi sát đàn bò của mình. Đồng thời, chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm qua các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật chăn nuôi, thuốc phòng bệnh, con giống, thức ăn, giá cả… để có hướng xử lý thích hợp”.

Đến nay, anh Đôn đã phát triển đàn bò được 22 con (trong đó có 12 con nái giống), xây dựng được chuồng trại, sân phơi thông thoáng và đầu tư trồng được 8.000m2 cỏ mật nước. Nhờ nuôi bò sinh sản, anh đã sang nhượng thêm được đất, xây nhà và nuôi 2 con ăn học.

Thời gian rảnh, anh hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi bò hoặc đỡ đẻ cho bò (không lấy tiền) cho nhiều hộ dân trong xã. Liên tục trong nhiều năm liền, anh được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi các cấp và đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh tiêu biểu năm 2014. “Anh Đôn là một nông dân chí thú làm ăn và chịu khó học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi. Tại xã, anh nhiệt tình tham gia đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi địa phương, tận tình hỗ trợ cho bà con nông dân những lúc gặp khó khăn”, ông Nguyễn Duy Phúc - Chủ tịch UBND xã Châu Hưng cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn

Tôm chết, nhiều hộ nông dân tại các tỉnh ĐBSCL “cụt” vốn sản xuất ngay những ngày đầu vụ 2012. Tuy nhiên, các ngành chức năng đều cho rằng, tại nông dân làm trái lịch khuyến cáo nên phải... tự chịu trách nhiệm.

13/04/2012
Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.

13/07/2012
Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

13/07/2012
Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

13/07/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.

14/04/2012