Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).
Năm 1996, ông thấy nhiều hộ trong thôn nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao, ông nuôi thử 11 con tôm hùm và thu được kết quả tốt. Từ đó ông đã cùng các anh em trong gia đình đầu tư vốn làm lồng, thả nuôi 800 con tôm hùm, qua 18 tháng nuôi, sau khi trừ chi phí, lời 320 triệu đồng, ông được chia 80 triệu đồng. Năm 2000, ông vay mượn thêm vốn của bạn bè nuôi 3.400 con tôm, nhưng không may bị cơn bão số 8 năm 2001 phá hủy toàn bộ, vợ chồng ông lâm vào cảnh trắng tay, ông đành chuyển sang làm thợ tiện để mưu sinh. Năm 2005 ông Nhơn tiếp tục nuôi hơn 1.000 con tôm hùm từ số vốn ít ỏi tích góp được từ làm thợ tiện và vay thêm người thân, ngân hàng. Năm 2006, ông lãi 200 triệu đồng, năm 2009 và 2010 lãi gần 3,7 tỉ đồng từ con tôm hùm, nhờ vậy ông hết nợ, xây dựng nhà khang trang và cho các con học tập ở TP Hồ Chí Minh.
Qua quá trình nuôi tôm hùm, ông Nhơn đã rút ra một số kinh nghiệm: Nên chọn vị trí nuôi ở đầm, vịnh, vũng có độ sâu từ 7 m trở lên, nên chọn mua con giống ngay tại địa phương cho đỡ tốn chi phí vận chuyển, tôm không bị sốc nước và thích nghi với điều kiện môi trường. Trong quá trình nuôi phải sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, cho tôm ăn chủ yếu là các loại cá, giáp xác và nhuyễn thể còn tươi. Thức ăn phải được rửa sạch trước khi cho ăn, thực hiện đúng phương pháp cho tôm ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối, theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.
Từ việc nuôi tôm hùm, ông Nhơn giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 12 lao động địa phương với thu nhập ổn định bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.