Tái Đàn Chăn Nuôi Phải Chú Ý Phòng Chống Dịch

Chiều 18/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục họp giao ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên cả nước.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong tuần qua (11 - 18/3), cả nước có 4 tỉnh mới phát sinh thêm 8 ổ dịch cúm gia cầm gồm: Bến Tre, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Thuận với số gia cầm mắc bệnh 5.152 con, tổng số gia cầm tiêu hủy 13.813 con. Hiện cả nước có 24 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 14 tỉnh, thành.
Đại diện Cục chăn nuôi cho biết, đến nay giá gia cầm giống và thịt đã có dấu hiệu phục hồi. Trong Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng mà các địa phương đang triển khai, số ổ dịch qua 21 ngày tăng lên nhưng diễn biến dịch vẫn phức tạp do tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới.
Do đó, các địa phương cần đặc biệt lưu ý trong việc phòng chống dịch với việc tái đàn chăn nuôi. Những vùng nào an toàn dịch có thể tái đàn bên cạnh đó người chăn nuôi chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong việc phát hiện sớm các ổ dịch để khoanh vùng xử lý kịp thời
Theo báo cáo tại cuộc họp, dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc hiện đang xảy ra tại tỉnh 2 tỉnh: Quảng Trị, Sơn La làm gần 400 con trâu, bò, lợn, dê mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch ngành thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp dập dịch.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, trong tuần qua, Trung Quốc chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc cúm A/H7N9 mới. Tính đến nay, đã có 390 ca mắc cúm A/H7N9, 121 tử vong tại 15 tỉnh, thành của Trung Quốc. Hiện ngành y tế tiếp tục tập trung giám sát tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Tập trung chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người...
Có thể bạn quan tâm

Trong khi hàng loạt trái cây như thanh long, chôm chôm, mít, nhãn, vải, xoài… rớt giá, thì nông dân trồng bưởi da xanh lại đang “hốt bạc” vì giá bán tại vườn lên tới 50.000 - 60.000 đ/kg!

Tháng 3 năm nay, cùng với nhiều DN khác, DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp) đã tham gia đấu thầu cung ứng gạo cho chương trình mua gạo dự trữ quốc gia (kế hoạch 2014). Chương trình do các Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện.

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.