Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.
Nắm bắt được tình hình đó, vừa qua, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã xây dựng Mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất nhằm tuyên truyền đến người dân một cách làm có hiệu quả khác. Cá đối mục là loài cá hiền, ngoài tự nhiên chúng ăn mùn bã hữu cơ vì vậy khi nuôi thương phẩm không cần đầu tư nhiều thức ăn mà chỉ cần sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm vừa phải thường dùng cho các đối tượng cá khác (lóc, chẽm, rô phi).
Tháng 7/2014, Trung tâm đã thả 2500 con cá giống cỡ 30 con/kg trong 4000 m2ao. Trong quá trình nuôi chỉ cần bố trí một quạt nước loại vừa phải để tăng cường ô xi hòa tan trong nước vào ban đêm hoặc khi thời tiết không thuận lợi, đồng thời phải thường xuyên thay nước cho ao. Sử dụng vôi bột, chế phẩm sinh học và một số loại hóa chất được phép sử dụng để đảm bảo môi trường phù hợp cho cá phát triển tốt. Sau hơn 6 tháng nuôi, đến tháng 1/2015, Trung tâm đã tiến hành thu hoạch toàn bộ cá trong ao đạt sản lượng 900kg và cỡ cá thu trung bình 500g/con (nhiều con đạt hơn 600g/con).
Mô hình thành công của đã thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân, đoàn thể đến tham quan, tìm hiểu. Trong tương lai, đây sẽ là hướng đi mới, khả quan, có thể thay thế con tôm trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, Sở TN-MT vừa đề xuất UBND tỉnh tạm thời cho ngưng hoạt động đối với các cơ sở sản xuất bột cá.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, từ 1/1/2015 đến 15/8/2015 XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt giá trị 6,16 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Đầu tư cho khoa học công nghệ là mấu chốt giúp thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.
Việc “tìm chọn cây, con gì để đảm bảo thu nhập, hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác, nuôi trồng đối với nông dân là vấn đề then chốt đặt ra trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo.
Ngày 16.9, tại xã Đông Tảo, UBND huyện Khoái Châu (Hưng Yên) tổ chức lễ công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo Hưng Yên.