Sở Tài Nguyên - Môi Trường đề xuất dừng hoạt động sản xuất bột cá

Trước thông tin này, nhiều DN chế biến bột cá cho rằng, địa phương cần phải xây dựng một lộ trình cụ thể để họ có định hướng sản xuất kinh doanh.
Sản xuất bột cá tại Công ty TNHH bột cá Hiền Nam Hải (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
Trên địa bàn tỉnh hiện có có 15 nhà máy chế biến bột cá, tập trung ở huyện Tân Thành (10 nhà máy), huyện Đất Đỏ (4 nhà máy) và TP. Bà Rịa (1 nhà máy). Ước tính, các đơn vị sản xuất bột cá này mỗi ngày thải ra khoảng 1.000m3 nước thải gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm khí thải.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường – Tài nguyên (TP. Hồ Chí Minh), vấn đề ô nhiễm từ hoạt động sản xuất bột cá chủ yếu là do hơi nước từ việc sấy bột cá.
Ví dụ, 4kg cá nguyên liệu khi qua lò sấy sẽ cho ra 1kg bột cá nhưng đồng thời cũng tạo ra 3kg hơi nước bão hòa. Khí thải từ lò sấy cá là các loại khí độc hại như amoniac, hydro sulfua, mercaptan, các amin hữu cơ… Hiện nay, có 13/15 nhà máy chế biến bột cá đã đầu tư hệ thống xử lý khí thải bột cá theo công nghệ sử dụng khí ozôn và công nghệ chế phẩm sinh học.
Theo đánh giá của Viện Môi trường – Tài nguyên, với công nghệ này, mùi hôi từ hoạt động sản xuất bột cá đã giảm đáng kể, nhưng vẫn gây tác động xấu đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, với bán kính ảnh hưởng từ 2,5 đến 5km.
Bà Lê Thị Công, Giám đốc Sở TN-MT cho biết: “Hiện nay, hoạt động chế biến bột cá đang gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, quỹ đất của tỉnh ngày càng hạn hẹp, việc tìm vị trí xa khu dân cư để di dời các nhà máy sản xuất bột cá rất khó khăn.
Do đó, Sở TN-MT đã tham mưu cho UBND tỉnh trong thời gian tới sẽ tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất bột cá trên địa bàn tỉnh. Hiện tỉnh đang nghiên cứu chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến bột cá chuyển đổi công năng, sau đó di dời vào cụm chế biến hải sản tập trung”.
Trước thông tin này, nhiều DN chế biến bột cá cho rằng, ngay từ bây giờ, tỉnh cần có lộ trình cụ thể để họ có định hướng sản xuất kinh doanh. Ông Ngô Hồng Quân, Quản lý Công ty TNHH bột cá East Wind Việt Nam (xã Tân Hải, huyện Tân Thành) cho biết: “Nhà máy chúng tôi hiện đang hoạt động với công suất 120 tấn/ngày.
Mặc dù đã được Sở TN-MT thông báo về việc này nhưng chúng tôi chưa nhận được thông tin cụ thể khi nào thì dừng hoạt động, tạm dừng bao lâu hoặc di dời như thế nào nên công ty không an tâm sản xuất kinh doanh”.
Công ty TNHH Đa Năng (hoạt động trong lĩnh vực chế biến bột cá) nằm trong khu chế biến hải sản xã Tân Hải (huyện Tân Thành) được xây dựng từ năm 2007, công suất 20 - 30 tấn/ngày, tổng mức đầu tư khoảng 5 triệu USD.
Ngoài việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải, năm 2014, công ty đã đầu tư xây dựng thêm hệ thống xử lý khí thải với kinh phí khoảng hơn 1,5 tỷ đồng.
Công ty đã trả tiền thuê đất 50 năm (đến năm 2057). Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đa Năng cho biết: “Nếu UBND tỉnh có chủ trương dừng sản xuất bột cá thì DN sẽ chấp hành. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn địa phương nên sớm đưa ra lộ trình cụ thể về việc này, đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ DN”.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn với lãi suất hợp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phối hợp với các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản… kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên đối với lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cá tra tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long (khu vực chiếm khoảng 65% sản lượng cá tra nguyên liệu và 80 - 90% cá giống).

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.

Trong khi nhiều thanh niên vùng cao chọn cách làm ăn xa quê hương thì anh Thăng Văn Mạnh dân tộc Sán Dìu ở thôn Trại Muối xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn lại chọn cách lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương. Và cách làm giàu của anh đó chính là phát triển kinh tế từ cây bưởi Diễn.