Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.
Nắm bắt được tình hình đó, vừa qua, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã xây dựng Mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất nhằm tuyên truyền đến người dân một cách làm có hiệu quả khác. Cá đối mục là loài cá hiền, ngoài tự nhiên chúng ăn mùn bã hữu cơ vì vậy khi nuôi thương phẩm không cần đầu tư nhiều thức ăn mà chỉ cần sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm vừa phải thường dùng cho các đối tượng cá khác (lóc, chẽm, rô phi).
Tháng 7/2014, Trung tâm đã thả 2500 con cá giống cỡ 30 con/kg trong 4000 m2ao. Trong quá trình nuôi chỉ cần bố trí một quạt nước loại vừa phải để tăng cường ô xi hòa tan trong nước vào ban đêm hoặc khi thời tiết không thuận lợi, đồng thời phải thường xuyên thay nước cho ao. Sử dụng vôi bột, chế phẩm sinh học và một số loại hóa chất được phép sử dụng để đảm bảo môi trường phù hợp cho cá phát triển tốt. Sau hơn 6 tháng nuôi, đến tháng 1/2015, Trung tâm đã tiến hành thu hoạch toàn bộ cá trong ao đạt sản lượng 900kg và cỡ cá thu trung bình 500g/con (nhiều con đạt hơn 600g/con).
Mô hình thành công của đã thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân, đoàn thể đến tham quan, tìm hiểu. Trong tương lai, đây sẽ là hướng đi mới, khả quan, có thể thay thế con tôm trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.

Người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi theo hình thức quảng canh ở Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) vẫn nói với nhau đây là nghề “đánh bạc với trời”. Bão gió, thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập đe doạ đến kế sinh nhai của các chủ đầm

Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai. Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng

Tại ĐBSCL, trong khi nhiều nhà máy chỉ “chạy” cầm chừng, thậm chí ngưng hoạt động thì một số doanh nghiệp (DN) nhờ chủ động xây dựng vùng nuôi qua liên kết với nông dân nên vẫn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Chế biến cá ngừ đại dương tại Công ty TNHH Xuất khẩu Đại Dương.