Cần hoàn thiện quy hoạch nuôi thủy sản ở vùng đông

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, vùng đông của tỉnh có tổng diện tích nuôi thủy sản ở vùng triều là 2.695ha và hơn 300ha nuôi tôm trên cát.
Đối với vùng triều, mỗi năm nuôi tôm thẻ chân trắng 1 - 2 vụ, năng suất đạt 3 - 6 tấn/ha/vụ.
Nuôi tôm trên cát diễn ra quanh năm, năng suất đạt 10 - 15 tấn/ha/vụ.
Năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nước lợ nói riêng, tăng trong thời gian qua.
Hình thức nuôi có xu hướng phát triển theo hướng thâm canh, quy mô đầu tư lớn.
Tuy nhiên, điểm yếu là hạ tầng vùng nuôi còn sơ sài, môi trường nước trong ao nuôi còn hạn chế, chất lượng con giống chưa được quản lý chặt chẽ, thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu Sở NN&PTNT hoàn thiện quy hoạch nuôi thủy sản ở vùng đông, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong đó, đề cập chi tiết vùng nuôi tập trung, khuynh hướng sản xuất thâm canh, đầu tư hạ tầng, thủy lợi, lựa chọn quy trình nuôi bài bản, khoa học và có cơ chế đặc thù hỗ trợ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi bỏ nghề xây dựng, anh Nguyễn Văn Tuyến tại Thái Nguyên đã quyết định về nhà trồng nấm rơm sạch, mỗi tháng kiếm vài chục triệu nhẹ nhàng.

Cấy lúa Hà Phát 3 theo hướng hữu cơ kết hợp thả cá và chăn vịt, người nông dân đã cải thiện kinh tế đáng kể khi mỗi năm thu về 1 tỷ đồng.

Bàn tay chai sần vì khai khẩn đồng đất hoang hóa ở vùng đầm lắc. Sau gần 20 năm đội nắng, dầm mưa, ông mới có được cơ ngơi trị giá vài chục tỷ đồng…

Sau gần 4 năm, đến nay anh đã thành công lớn với mô hình nuôi ốc hương thương phẩm và ốc hương giống, mỗi năm mang về cho anh nguồn lợi trên 10 tỷ đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều nông dân trong tỉnh lựa chọn bởi ngoài giá trị thương phẩm cao thì chi phí đầu tư trong nuôi cua không quá lớn