Triệu Phú Nuôi Lợn, Trồng Hoa Tết

Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết.
So với nhiều người làm trang trại ở thôn Quảng Mản, xã Bình Khê (Đông Triều), diện tích trang trại hơn 1ha của anh Diện vào loại trung bình, nhưng anh đã biết chọn hướng đi đúng, cộng với sự cần cù, chịu khó và nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, trang trại của anh đã cho thu nhập khá bền vững.
Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, anh Diện chậm rãi kể: Năm 1996, khi mới bắt đầu lập nghiệp, lúc đó phong trào chuyển các ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng vải được người dân trong xã đua nhau phát triển, nhà nào ít cũng có vài chục đến vài trăm cây.
Nhưng khi cây vải hết thời, anh đã nhanh chóng chuyển đổi sang nghề trồng hoa cúc, hoa dơn và các hoa màu khác, nhưng thu nhập từ hoa màu cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống đạm bạc của gia đình anh.
Vào năm 2007, anh theo một số người bạn trong thôn lên Bắc Giang để học nghề trồng đào, quất phục vụ người dân chơi tết, đồng thời học thêm nghề chăn nuôi lợn để tăng thu nhập và lấy phân bón cho đào và quất.
Sau đó, anh mang kiến thức đã học được cùng mấy trăm gốc đào, quất về quê trồng thử. Nhưng do tay nghề và kinh nghiệm chưa nhiều nên cây còi cọc, chậm lớn; lợn thì thường xuyên bị bệnh và chết quá nửa.
Anh mày mò tìm hiểu, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, từng bước khắc phục những nguyên nhân gây thất bại, kiên trì hướng đã chọn là “nuôi lợn và trồng hoa tết”. Phải mất 2 năm sau đó, trang trại của anh bắt đầu cho thu nhập ổn định.
Đến nay, trang trại của anh Diện đang nuôi 60 con lợn nái siêu nạc. Toàn bộ số lợn con, anh đưa vào nuôi thương phẩm. Chỉ tính riêng năm 2012 trang trại đã xuất chuồng 40 tấn thịt thương phẩm.
Với giá bán tại chuồng cho các thương lái là 45.000 đồng/kg, cùng với 1.000 gốc quất và 300 gốc đào phai, trang trại của anh đã cho doanh thu 1,7 tỷ đồng. Trừ hết chi phí, gia đình anh còn thu lãi trên 600 triệu đồng. Anh Diện trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Quảng Ninh.
Bạn đọc quan tâm, muốn được chia sẻ kinh nghiệm, có thể liên hệ: Nguyễn Minh Diện. ĐT: 0985.896.125
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng thương lái ồ ạt thu mua tôm bán cho Trung Quốc, các ngành chức năng ở tỉnh Phú Yên đang nhiều mở đợt kiểm tra tại các địa phương ven biển.

Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, huyện An Lão (Bình Định) đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò, tăng tỉ lệ bò lai, góp phần phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc ở địa phương, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Ở nhiều nơi, việc nuôi tôm sú gặp nhiều rủi ro, thì tại xã An Trạch (huyện Đông Hải, Bạc Liêu), nông dân lại làm giàu từ con tôm này.

Ban Quản lý dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) TPHCM vừa cho biết, sau 3 năm thực hiện đã lập 4 vùng chăn nuôi heo theo mô hình nông hộ (GAHP) tại các xã An Phú, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông và Nhuận Đức với 15 nhóm GAHP là mô hình mẫu, có 328 hộ nông dân tham gia quy trình này, xây dựng 200 hầm biogas. Sắp tới, dự án sẽ mở rộng ra 9 xã ở huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, nâng số hộ tham gia lên gần 400.

“Nuôi cá sấu không quá khó, chỉ cần chú ý đến cách cho ăn là cá sẽ khỏe mạnh. Từ việc nuôi cá sấu mà gia đình tôi có nguồn thu nhập cao và ổn định”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tào, chủ trang trại cá sấu Đồng Trai, ấp Đồng Trai, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).