Triệu Phú Nuôi Lợn, Trồng Hoa Tết

Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết.
So với nhiều người làm trang trại ở thôn Quảng Mản, xã Bình Khê (Đông Triều), diện tích trang trại hơn 1ha của anh Diện vào loại trung bình, nhưng anh đã biết chọn hướng đi đúng, cộng với sự cần cù, chịu khó và nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, trang trại của anh đã cho thu nhập khá bền vững.
Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, anh Diện chậm rãi kể: Năm 1996, khi mới bắt đầu lập nghiệp, lúc đó phong trào chuyển các ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng vải được người dân trong xã đua nhau phát triển, nhà nào ít cũng có vài chục đến vài trăm cây.
Nhưng khi cây vải hết thời, anh đã nhanh chóng chuyển đổi sang nghề trồng hoa cúc, hoa dơn và các hoa màu khác, nhưng thu nhập từ hoa màu cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống đạm bạc của gia đình anh.
Vào năm 2007, anh theo một số người bạn trong thôn lên Bắc Giang để học nghề trồng đào, quất phục vụ người dân chơi tết, đồng thời học thêm nghề chăn nuôi lợn để tăng thu nhập và lấy phân bón cho đào và quất.
Sau đó, anh mang kiến thức đã học được cùng mấy trăm gốc đào, quất về quê trồng thử. Nhưng do tay nghề và kinh nghiệm chưa nhiều nên cây còi cọc, chậm lớn; lợn thì thường xuyên bị bệnh và chết quá nửa.
Anh mày mò tìm hiểu, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, từng bước khắc phục những nguyên nhân gây thất bại, kiên trì hướng đã chọn là “nuôi lợn và trồng hoa tết”. Phải mất 2 năm sau đó, trang trại của anh bắt đầu cho thu nhập ổn định.
Đến nay, trang trại của anh Diện đang nuôi 60 con lợn nái siêu nạc. Toàn bộ số lợn con, anh đưa vào nuôi thương phẩm. Chỉ tính riêng năm 2012 trang trại đã xuất chuồng 40 tấn thịt thương phẩm.
Với giá bán tại chuồng cho các thương lái là 45.000 đồng/kg, cùng với 1.000 gốc quất và 300 gốc đào phai, trang trại của anh đã cho doanh thu 1,7 tỷ đồng. Trừ hết chi phí, gia đình anh còn thu lãi trên 600 triệu đồng. Anh Diện trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Quảng Ninh.
Bạn đọc quan tâm, muốn được chia sẻ kinh nghiệm, có thể liên hệ: Nguyễn Minh Diện. ĐT: 0985.896.125
Có thể bạn quan tâm

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.