Triệu Phú Mía Trên Vùng Mặn

Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.
Khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi chuyên tôm, có thời gian rảnh rỗi, ông Nguyễn Hữu Nhi cũng như những nông dân khác tìm hướng trồng và nuôi đa cây, con để cải thiện thu nhập cho gia đình. Qua nhiều năm trăn trở, ông Nhi đã cải tạo 500 m2 đất vườn quanh nhà để trồng mía đường.
Ông cho biết: “Lúc đầu trồng thử 500 m2 vì cứ nghĩ vùng đất mặn quanh năm và nhiều phèn, cây mía sẽ không phát triển. Thật bất ngờ, qua một vụ trồng thử nghiệm mía phát triển tốt và vị ngọt thanh. Từ đó, nhiều người bán nước mía trong huyện đến đặt mua”.
Giống mía mà ông Nhi trồng được người dân trong ấp gọi là mía mắc lồi, chịu hạn cao, đặc biệt là có tính chịu phèn mặn nên loại mía này cho năng suất và chất lượng cao.
Theo ông Nhi, trồng mía 3 năm phải chuyển vòng 1 lần, phải bón lót phân khi đặt hom, vun gốc và đánh tàn trong mùa mưa.
Ngoài ra, trong mùa nắng không cần đánh tàn để lá khô còn giúp cho mía tránh thoát hơi nước. Từ đó, mía của ông luôn cho vị ngọt thanh, được bạn hàng bán nước mía tin tưởng đặt hàng trước mùa vụ.
Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tạ An Khương, cho biết: “Với vùng đất mặn này thì mô hình kinh tế phụ của ông Nhi là một điển hình để nông dân học tập, bởi chưa được 2.000 m2 nhưng mỗi năm từ một vụ mía thu nhập gần 100 triệu đồng”.
Nhiều năm qua, mía của ông Nhi gần như không đủ bán cho khách hàng, thường thời gian chỉ hơn 1 tháng là ông bán hết.
Để tăng thêm thu nhập, ông Nhi đang cải tạo thêm 500 m2 đất trống quanh nhà để tăng thêm diện tích, thu nhập từ cây mía. Từ mô hình trồng mía và 2 ha vuông tôm, mỗi năm gia đình ông Nhi thu nhập trên 200 triệu đồng. Nhờ đó 2 đứa con của ông được học hành và cuộc sống của gia đình ngày càng ổn định, khấm khá.
Ông Nguyễn Hữu Ly, Trưởng ấp Mương Điều B, cho biết: “Mỗi lần họp chi bộ của ấp, anh em đều đưa ra những mô hình hiệu quả từ đa cây, con để học hỏi làm theo, nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong đó, mô hình của ông Nhi là một điển hình. Hiện nay có nhiều anh em làm theo nhưng năng suất và thu nhập chưa bằng hộ ông Nhi”.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã xuất bán tôm sớm hơn dự định. Tôm chỉ mới được thả nuôi hơn 2 tháng, kích cỡ hơn 140 con/kg đã được xuất bán với giá 83.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do người dân lo ngại thời tiết nắng nóng kéo dài, trong khi nguồn nước dẫn vào đìa nuôi tôm thiếu và bị ô nhiễm, tôm rất dễ bị dịch bệnh.

Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...

Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.