Triển vọng từ nuôi chim trĩ

Anh Trương Hoàng Vũ, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, là người tiên phong nuôi chim trĩ ở thành phố. Nắm bắt được nhu cầu thị trường Cà Mau khan hiếm mặt hàng chim trĩ, anh mạnh dạn đầu tư vào mô hình này.
Ðược biết, trước đây chim trĩ là loài động vật được xếp trong Sách Ðỏ Việt Nam, nhưng từ năm 2013 trở về đây, Nhà nước đã cho phép nuôi, mua bán động vật hoang dã này, từ đó nghề nuôi chim trĩ được chú trọng.
Anh Trương Hoàng Vũ cho biết: “Lúc đi làm trong công ty, thời gian rảnh thì mình lên mạng coi những mô hình nuôi đạt hiệu quả.
Trong dịp đi công tác TP Hồ Chí Minh, mình ra Củ Chi, mua được 3 con chim trĩ mái với 1 con trống.
Lúc đầu nuôi, chim đẻ hoài nhưng không ấp, sau mình biết mình để cho gà ấp. Một tuần chim đẻ cũng mười mấy con.
Người dân biết đến hỏi mua. Thấy cung không đủ cầu nên bây giờ mình mở rộng quy mô”.
Từ 4 con chim trĩ bố mẹ, đến nay đã tăng lên 29 con, trong 3 năm qua, anh Vũ cung cấp ra thị trường trên 2.000 con chim giống.
Hiện nay, mỗi tháng anh cho ra lò ấp trung bình 50 con, hiện tại giá bán 60.000 đồng/con, anh thu về 3 triệu đồng.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, anh còn bán được trên 100 kg chim thịt, giá 280.000 đồng/kg cũng đem thêm về cho anh gần 30 triệu đồng.
Anh Trương Hoàng Vũ chia sẻ: “Trong quá trình nuôi chim trĩ, khó nhất là giai đoạn mới nở, chim yếu hơn gà dữ lắm nên thức ăn phải kỹ.
Mình làm máng ăn cho sát, xay thức ăn cho nó mịn, nhiệt độ úm mới đạt hiệu quả”.
Hiện nay, anh Trương Hoàng Vũ đã đầu tư trên 150 triệu đồng để xây dựng chuồng nuôi. 12 chuồng nuôi được xây mới với tổng diện tích trên 250m2 đã cơ bản hoàn thành. Theo kế hoạch, anh mở rộng quy mô nuôi chim trĩ bán giống, bán chim thịt, chim trĩ làm cảnh.
Anh Vũ cho biết: “Sắp tới tôi sẽ nhân rộng mô hình nuôi chim hoang dã nhiều hơn, kết hợp trồng cây để làm khu du lịch miệt vườn theo sự chỉ đạo của xã. Cố gắng làm cũng thấy hiệu quả lắm”.
Tham quan mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ, ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết:
“Nhìn chung, mô hình nuôi chim trĩ của anh Vũ đạt hiệu quả rất cao, sắp tới, hội sẽ triển khai trong chi hội, tổ hội vận động bà con nông dân trên địa bàn xã Tân Thành nhân rộng mô hình nuôi chim trĩ, góp phần giúp bà con phát triển kinh tế gia đình”.
Mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ đem lại hiệu quả cao.
Ðây là mô hình mới, đầy triển vọng, bà con nông dân có thể tham quan học hỏi và lựa chọn đối tượng vật nuôi này để đem lại thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ và nông dân về nuôi trồng thủy sản theo quy phạm VietGAP.

Ngư dân Phú Yên có đội tàu hùng hậu với 585 chiếc chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. Nghề đánh bắt cá ngoài khơi xa tạo mối liên kết, cứ 100 tàu cá là bạn hàng của một công ty, doanh nghiệp thu mua. Khi đội tàu đánh bắt về, các công ty “săn” cá ngừ đại dương chất lượng “hàng bay” để thu lợi, tuy nhiên mặt hàng này rất khan hiếm.

Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Thế nhưng, việc sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.

Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến… thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.