Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ nuôi chim trĩ

Triển vọng từ nuôi chim trĩ
Ngày đăng: 25/11/2015

Anh Trương Hoàng Vũ, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, là người tiên phong nuôi chim trĩ ở thành phố. Nắm bắt được nhu cầu thị trường Cà Mau khan hiếm mặt hàng chim trĩ, anh mạnh dạn đầu tư vào mô hình này.

Ðược biết, trước đây chim trĩ là loài động vật được xếp trong Sách Ðỏ Việt Nam, nhưng từ năm 2013 trở về đây, Nhà nước đã cho phép nuôi, mua bán động vật hoang dã này, từ đó nghề nuôi chim trĩ được chú trọng.

Anh Trương Hoàng Vũ cho biết: “Lúc đi làm trong công ty, thời gian rảnh thì mình lên mạng coi những mô hình nuôi đạt hiệu quả.

Trong dịp đi công tác TP Hồ Chí Minh, mình ra Củ Chi, mua được 3 con chim trĩ mái với 1 con trống.

Lúc đầu nuôi, chim đẻ hoài nhưng không ấp, sau mình biết mình để cho gà ấp. Một tuần chim đẻ cũng mười mấy con.

Người dân biết đến hỏi mua. Thấy cung không đủ cầu nên bây giờ mình mở rộng quy mô”.

Từ 4 con chim trĩ bố mẹ, đến nay đã tăng lên 29 con, trong 3 năm qua, anh Vũ cung cấp ra thị trường trên 2.000 con chim giống.

Hiện nay, mỗi tháng anh cho ra lò ấp trung bình 50 con, hiện tại giá bán 60.000 đồng/con, anh thu về 3 triệu đồng.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, anh còn bán được trên 100 kg chim thịt, giá 280.000 đồng/kg cũng đem thêm về cho anh gần 30 triệu đồng.

Anh Trương Hoàng Vũ chia sẻ: “Trong quá trình nuôi chim trĩ, khó nhất là giai đoạn mới nở, chim yếu hơn gà dữ lắm nên thức ăn phải kỹ.

Mình làm máng ăn cho sát, xay thức ăn cho nó mịn, nhiệt độ úm mới đạt hiệu quả”.

Hiện nay, anh Trương Hoàng Vũ đã đầu tư trên 150 triệu đồng để xây dựng chuồng nuôi. 12 chuồng nuôi được xây mới với tổng diện tích trên 250m2 đã cơ bản hoàn thành. Theo kế hoạch, anh mở rộng quy mô nuôi chim trĩ bán giống, bán chim thịt, chim trĩ làm cảnh.

Anh Vũ cho biết: “Sắp tới tôi sẽ nhân rộng mô hình nuôi chim hoang dã nhiều hơn, kết hợp trồng cây để làm khu du lịch miệt vườn theo sự chỉ đạo của xã. Cố gắng làm cũng thấy hiệu quả lắm”.

Tham quan mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ, ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết:

“Nhìn chung, mô hình nuôi chim trĩ của anh Vũ đạt hiệu quả rất cao, sắp tới, hội sẽ triển khai trong chi hội, tổ hội vận động bà con nông dân trên địa bàn xã Tân Thành nhân rộng mô hình nuôi chim trĩ, góp phần giúp bà con phát triển kinh tế gia đình”.

Mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ đem lại hiệu quả cao.

Ðây là mô hình mới, đầy triển vọng, bà con nông dân có thể tham quan học hỏi và lựa chọn đối tượng vật nuôi này để đem lại thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.

12/07/2013
Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

17/04/2013
Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

17/04/2013
Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

18/04/2013
Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

12/07/2013