Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Nghề Nuôi Cá Lồng

Triển Vọng Từ Nghề Nuôi Cá Lồng
Ngày đăng: 18/09/2013

Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như số lượng ao, hồ nhiều với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.500 ha; các hồ chứa có nguồn nước dồi dào phù hợp với điều kiện sinh sống của nhiều loài cá nuôi, nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Nghề nuôi cá lồng mặc dù quy mô nhỏ nhưng đã sớm hình thành.

Tỉnh cũng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản, đây là những cơ sở quan trọng để hy vọng nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nghề nuôi cá lồng đã hình thành và phát triển ở một số địa phương như Bảo Yên, Bảo Thắng với trên 70 lồng nuôi, đối tượng nuôi lồng chủ yếu là cá trắm cỏ, cá chiên, cá nheo được nuôi trong lồng tre, lồng lưới, lồng gỗ hoặc lồng sắt thép. Sản lượng nuôi hàng năm đạt 38-40 tấn, năng suất bình quân đạt 13 kg/m3.

Mới đây, huyện Bắc Hà đã triển khai mô hình thí điểm nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Bắc Hà, nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân sinh sống khu vực xung quanh hồ. 20 hộ nông dân tại xã Cốc Ly được chọn làm mô hình trình diễn. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cá giống và nguyên vật liệu làm lồng, đồng thời được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn quá trình chăm sóc cho đến khi thu hoạch sản phẩm.

Mô hình nuôi cá lồng được triển khai và bước đầu đi vào hoạt động góp phần hình thành nghề mới phù hợp cho người dân, đặc biệt là các hộ dân ven lòng hồ thủy điện. Từ đó, giúp cho người dân trên địa bàn có thể khai thác được tiềm năng sẵn có để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nghề nuôi cá lồng tại các địa phương trong tỉnh cũng gặp một số khó khăn như: Còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, phát triển sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường, dịch bệnh phát sinh. Trình độ kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên năng suất, sản lượng chưa cao, loại giống thủy sản nuôi chưa phong phú; thị trường tiêu thụ không ổn định…

Để phát huy được tiềm năng, lợi thế về phát triển thủy sản trên các hồ chứa, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Các địa phương có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng cần tuân thủ theo quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh; có kế hoạch bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ khuyến nông của xã có thêm nghiệp vụ chuyên môn về thuỷ sản, để họ trực tiếp hướng dẫn, phổ biến cho nông dân.

Cùng với đó, lồng ghép các chương trình, mô hình khuyến ngư để tập huấn kỹ thuật cho cán bộ đoàn thể (thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ), lực lượng này sẽ giúp cho việc triển khai các chương trình, dự án và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhanh có hiệu quả. Ngoài ra cần học tập kinh nghiệm nuôi cá lồng tại các tỉnh có nghề nuôi cá lồng phát triển như Hải Dương, Hòa Bình, Yên Bái… và xác định các loại giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nuôi lồng, bè tại địa phương gắn với nhu cầu thị trường.

Xây dựng và tuân thủ quy chế quản lý, phối hợp giữa các cấp, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong công tác chỉ đạo, phát triển nuôi cá hồ chứa theo hình thức cộng đồng; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; quản lý chặt các hoạt động về cung cấp giống, thức ăn, xử lý các trường hợp dịch bệnh, thiên tai, chú trọng việc bảo vệ môi trường nước.

Đồng thời, tiếp tục rà soát và ban hành chính sách hỗ trợ nghề nuôi cá lồng, nhất là chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm với các cơ sở nuôi, tạo vùng cung cấp ổn định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đầu tư thực hiện các dự án về phát triển cá lồng tại các địa phương có nghề nuôi cá lồng mới phát triển như Bắc Hà, Si Ma Cai để thúc đẩy hình thành và nhân rộng nghề nuôi cá lồng.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp ngành và người dân, trong thời gian tới, nghề nuôi cá lồng trên các hồ chứa của tỉnh sẽ có nhiều triển vọng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

09/11/2014
Ca Cao Đạt Giá Cao Ca Cao Đạt Giá Cao

Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.

11/11/2014
Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.

09/11/2014
Nuôi Ba Ba Đút Túi 1,5 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nuôi Ba Ba Đút Túi 1,5 Tỷ Đồng Mỗi Năm

Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.

11/11/2014
Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

09/11/2014