Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh

Ngày 23-10, tại xã Phúc Đường (Như Thanh), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh” (keo tai tượng).
Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.
Theo đó, các hộ tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% cây giống và kinh phí tập huấn, hội thảo, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ 50% tiền phân bón.
Sau 2 năm thực hiện mô hình, theo đánh giá thực tế, đường kính gốc bình quân của mỗi cây keo tai tượng đạt 8-9 cm, chiều cao bình quân đạt 6-6,5 m, cá biệt có cây đạt tới 13 m, so với giống keo đại trà tại địa phương, giống keo tai tượng trồng theo mô hình đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn từ 15 đến 20%.
Quan trọng hơn, việc thực hiện mô hình đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nông dân trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp, từ chỗ trồng dày, bỏ không chăm sóc, mua giống không rõ nguồn gốc sang trồng rừng có đầu tư thâm canh, mua giống rõ nguồn gốc, trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Từ hiệu quả bước đầu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và bà con nông dân địa phương đang tiếp tục cho mở rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng năm 2012, toàn thành phố Hà Nội đã có 24 HTX mới thành lập chuyên sản xuất rau an toàn (RAT), đưa số HTX nông nghiệp sản xuất RAT lên trên 100 HTX. Tuy nhiên, khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phát huy được vai trò "bà đỡ" của các HTX là đầu ra cho sản phẩm hiện vẫn hết sức khó khăn...

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.