Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ mô hình nuôi ong mật ở Minh Sơn

Triển vọng từ mô hình nuôi ong mật ở Minh Sơn
Ngày đăng: 14/05/2015

Nghề nuôi ong lấy mật đã tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đến thăm mô hình nuôi ong của gia đình anh Chảo Xành Tỉnh, thôn Kho Thum, là một trong những hộ nuôi ong thành công ở địa phương. Anh Tỉnh cho biết, hiện nay gia đình anh có 70 đàn ong, cho thu mật mỗi năm 2 lần, trung bình mỗi đàn được từ 1,5 – 2 lít mật.

Với 70 đàn ong mỗi năm gia đình thu được 200 – 250 lít mật, cho thu nhập trên 50 triệu đồng; nuôi ong cũng không quá phức tạp và công sức chăm sóc nếu như hiểu được tập tính sinh sống của loài ong. Anh Tỉnh cũng cho biết thêm, trước kia chỉ trông vào thu nhập từ ruộng, nương cũng chỉ đủ ăn, từ khi nuôi ong, kinh tế gia đình đã phát triển rõ rệt, có nhiều thu nhập hơn.

Anh Đặng Văn Hòa, Trưởng thôn Kho Thum chia sẻ: Ban đầu ở thôn chỉ có 2 hộ nuôi ong lấy mật. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi ong, các hộ gia đình trong thôn cũng đã học tập cách nuôi ong. Đến nay, toàn thôn đã có 26 hộ gia đình nuôi ong lấy mật, hộ nuôi ít cũng từ 3 đến 4 đàn, hộ nhiều thì có từ 20 đến 70 đàn.

Tuy nhiên, mô hình nuôi ong ở thôn Kho Thum còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Các sản phẩm từ ong có chất lượng cao nhưng chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình là chủ yếu, chưa được quảng bá rộng rãi đến thị trường tiêu dùng. Nguồn gốc con giống là ong rừng bắt về thuần hóa, kỹ thuật chăm sóc từ kinh nghiệm nuôi ong nhiều năm mà có, sản lượng các sản phẩm từ ong còn thấp; trong quá trình chăm sóc nhiều khi ong bị bệnh, rét nên chết hàng loạt hoặc bỏ tổ bay vào rừng.

Nuôi ong không phải là nghề mới, nhưng hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lại khá cao, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn có lợi ích về môi trường sinh thái; ong còn giúp thụ phấn, tăng năng suất cho cây trồng.

Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, Minh Sơn có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế rừng kết hợp với nuôi ong. Vì vậy, để duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật cần có sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn về việc đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nhân dân; đồng thời, phổ biến kiến thức về khoa học, kỹ thuật giúp cho các hộ gia đình nắm rõ các quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc ong, nâng cao sản lượng và chất lượng của các đàn ong. Ngoài ra, cần có những chính sách, chương trình quảng bá về các sản phẩm từ ong, tạo thị trường, đầu ra ổn định cho sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Gạo vuông tôm và cơ hội đến thị trường Gạo vuông tôm và cơ hội đến thị trường

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến

31/10/2016
Tỷ phú chữ làm giàu bằng rau sạch Tỷ phú chữ làm giàu bằng rau sạch

Bỏ ngang nghề viết lách cho một tạp chí kinh tế, về quê anh thuê đất trồng rau sạch, mỗi tháng bỏ túi từ 20-30 triệu đồng.

31/10/2016
Từ người làm thuê trở thành chủ trang trại nấm tiền tỷ Từ người làm thuê trở thành chủ trang trại nấm tiền tỷ

Từ gia cảnh khó khăn, phải đi làm thuê mưu sinh, ông Thạch ở Thanh Hóa đã vươn lên bằng nghề trồng nấm. Trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

01/11/2016
Liều trồng bưởi, lãi trăm triệu Liều trồng bưởi, lãi trăm triệu

Mạnh dạn chặt bỏ vườn nhãn cằn cỗi, kém hiệu quả, ông Đào Văn Minh, ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre) chuyển sang trồng bưởi da xanh

02/11/2016
Làm giàu từ mô hình chè sạch Làm giàu từ mô hình chè sạch

Đến thôn Phú Yên xã miền núi Yên Bài, ai cũng biết đến anh Nguyễn Hoàng Vững, một người đi tiên phong trong thôn trong việc làm giàu từ sản xuất chè sạch

03/11/2016