Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ mô hình nuôi ong mật ở Minh Sơn

Triển vọng từ mô hình nuôi ong mật ở Minh Sơn
Ngày đăng: 14/05/2015

Nghề nuôi ong lấy mật đã tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đến thăm mô hình nuôi ong của gia đình anh Chảo Xành Tỉnh, thôn Kho Thum, là một trong những hộ nuôi ong thành công ở địa phương. Anh Tỉnh cho biết, hiện nay gia đình anh có 70 đàn ong, cho thu mật mỗi năm 2 lần, trung bình mỗi đàn được từ 1,5 – 2 lít mật.

Với 70 đàn ong mỗi năm gia đình thu được 200 – 250 lít mật, cho thu nhập trên 50 triệu đồng; nuôi ong cũng không quá phức tạp và công sức chăm sóc nếu như hiểu được tập tính sinh sống của loài ong. Anh Tỉnh cũng cho biết thêm, trước kia chỉ trông vào thu nhập từ ruộng, nương cũng chỉ đủ ăn, từ khi nuôi ong, kinh tế gia đình đã phát triển rõ rệt, có nhiều thu nhập hơn.

Anh Đặng Văn Hòa, Trưởng thôn Kho Thum chia sẻ: Ban đầu ở thôn chỉ có 2 hộ nuôi ong lấy mật. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi ong, các hộ gia đình trong thôn cũng đã học tập cách nuôi ong. Đến nay, toàn thôn đã có 26 hộ gia đình nuôi ong lấy mật, hộ nuôi ít cũng từ 3 đến 4 đàn, hộ nhiều thì có từ 20 đến 70 đàn.

Tuy nhiên, mô hình nuôi ong ở thôn Kho Thum còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Các sản phẩm từ ong có chất lượng cao nhưng chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình là chủ yếu, chưa được quảng bá rộng rãi đến thị trường tiêu dùng. Nguồn gốc con giống là ong rừng bắt về thuần hóa, kỹ thuật chăm sóc từ kinh nghiệm nuôi ong nhiều năm mà có, sản lượng các sản phẩm từ ong còn thấp; trong quá trình chăm sóc nhiều khi ong bị bệnh, rét nên chết hàng loạt hoặc bỏ tổ bay vào rừng.

Nuôi ong không phải là nghề mới, nhưng hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lại khá cao, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn có lợi ích về môi trường sinh thái; ong còn giúp thụ phấn, tăng năng suất cho cây trồng.

Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, Minh Sơn có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế rừng kết hợp với nuôi ong. Vì vậy, để duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật cần có sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn về việc đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nhân dân; đồng thời, phổ biến kiến thức về khoa học, kỹ thuật giúp cho các hộ gia đình nắm rõ các quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc ong, nâng cao sản lượng và chất lượng của các đàn ong. Ngoài ra, cần có những chính sách, chương trình quảng bá về các sản phẩm từ ong, tạo thị trường, đầu ra ổn định cho sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Dông Cát Nuôi Dông Cát

Gần một năm nay, dựa vào cái nắng khá gay gắt ở vùng đất Tây Ninh này, anh Trần Văn Quân (34 tuổi, ngụ ấp 1, xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) đã cải thiện được kinh tế gia đình bằng nghề nuôi dông - một loài bò sát chỉ có ở các tỉnh miền Trung đầy cát và nắng gió.

27/06/2012
5 Loại Rau Quả Xuất Sang EU Bị Tạm Dừng Kiểm Dịch 5 Loại Rau Quả Xuất Sang EU Bị Tạm Dừng Kiểm Dịch

Trước tình trạng rau quả Việt Nam xuất sang Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tăng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật gửi thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU từ nay đến hết năm 2012.

17/05/2012
Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng

Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.

02/03/2012
Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

27/06/2012
Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

17/05/2012