Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Tầm

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Tầm
Ngày đăng: 07/03/2015

Xã Sơn Bua (Sơn Tây) có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để nuôi thủy sản. Vừa qua, huyện đưa cá tầm vào nuôi đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân ở xã vùng cao Sơn Bua.

Đầu năm 2015, chúng tôi có dịp lên thăm mô hình nuôi cá tầm của Trạm Khuyến nông Sơn Tây triển khai thí điểm tại Tập đoàn 10, xã Sơn Bua. Đón chúng tôi tại khu hồ nuôi trồng thử nghiệm, anh Ngô Hữu Phong, cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình nuôi cá tầm cho biết: Năm mới được nhà báo và lãnh đạo huyện tham quan, chắc mô hình này gặp nhiều thuận lợi... Nói rồi, anh Phong đưa chúng tôi ra tham quan khu hồ nuôi cá tầm. Khác với các mô hình nuôi thủy sản truyền thống, mô hình được xây dựng khá quy củ gồm 2 hồ cá được lót bạt chống thấm, trung bình mỗi hồ rộng 100m2.

Trong khu hồ nuôi, thả 500 con cá tầm giống, trọng lượng từ 50-70g/con, do Công ty liên doanh Việt-Nga có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh cung cấp. Sau hơn 3 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 700g/con. Cá biệt có con nặng tới 1kg. “Với tốc độ tăng trưởng đều như hiện nay, dự tính sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trên dưới 3kg sẽ xuất bán. Theo giá thị trường hiện nay từ 280.000 - 350.000 đồng/kg. Điều này mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của huyện”, anh Phong cho biết.

Thấy cá tầm sinh trưởng nhanh, Bí thư Huyện ủy Sơn Tây Đinh Kà Để phấn khởi, nói: Khí hậu, nguồn nước ở vùng núi Nước Tua này tương đồng với nguồn nước, khí hậu vùng núi huyện KonPlong (Kon Tum) nơi nuôi loại cá tầm này sinh trưởng rất tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ thực tế này, huyện chỉ đạo Trạm Khuyến nông khảo sát và thấy khu vực núi Nước Tua này là phù hợp nên huyện đồng ý cho trạm xây dựng thí điểm 2 hồ nuôi cá tầm theo đúng yêu cầu về kỹ thuật và thả nuôi cá. Đến nay, mô hình này đã thành công bước đầu...

Anh Phong cho biết thêm, cá tầm là giống cá xứ lạnh, nhiệt độ nước thích hợp nhất từ 18-23oC. Khu vực huyện chọn nuôi cá tầm nhiệt độ nước cao nhất vào mùa hè cũng không quá 28oC. Với điều kiện khí hậu như thế bảo đảm cá tầm sinh trưởng và phát triển tốt.

Việc nuôi thủy sản mới này cũng khá vất vả, đặc biệt là đối với loài cá tầm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao, phải cho cá ăn đúng giờ, hằng ngày đo nhiệt độ nước, độ PH.

Hằng tháng phải cân tính tăng trọng và phân loại cá theo trọng lượng để chăm sóc riêng. Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng anh em ở trạm nỗ lực tìm tòi, học hỏi trong sách báo, tham quan các mô hình nuôi cá tầm ở nhiều nơi để có thêm kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi cá.

Những hôm trời lạnh, anh em phải lội xuống hồ theo dõi xem cá có bị chấm đỏ không, nếu bị thì cách ly, chữa trị, tránh lây lan sang con khác... Qua hơn hai tháng nuôi thử nghiệm, cá sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường vùng núi Sơn Bua. Điều này cho thấy việc nuôi cá tầm trên vùng núi Sơn Bua rất có triển vọng.

Theo Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Lê Văn Tùng, cá tầm được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với huyện Sơn Tây thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại xã Sơn Bua. Từ những tín hiệu bước đầu của mô hình đã mở ra triển vọng mới cho nuôi trồng thủy sản ở Sơn Tây. Sắp tới, huyện mở rộng thêm 2 hồ nữa để có hồ ươm cá, hồ vỗ béo,...

Nếu mô hình này được nhân rộng và phát triển sẽ cung cấp một lượng lớn cá tầm sạch mang thương hiệu Sơn Bua cho thị trường trong và ngoài huyện. “Quan điểm của huyện là xây dựng mô hình nuôi cá tầm theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Mô hình thành công, huyện sẽ mở rộng quy mô bằng việc phối hợp với các công ty để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm”,  ông Tùng khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Hạt Kiểm Lâm Bá Thước Phối Hợp Với Các Xã Trồng Mới 100 Ha Rừng Hạt Kiểm Lâm Bá Thước Phối Hợp Với Các Xã Trồng Mới 100 Ha Rừng

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

06/11/2014
Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.

06/11/2014
Huyện Thạch Thành Triển Khai Thu Hoạch Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015 Huyện Thạch Thành Triển Khai Thu Hoạch Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Huyện chỉ đạo HTX vận tải Thạch Thành, ban chỉ đạo mía huyện, xã và các HTX dịch vụ nông nghiệp xây dựng kế hoạch bảo đảm trong khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển hết mía nguyên liệu về nhà máy. Khắc phục tình trạng mía tồn đọng lâu ngày trên bãi, lái xe vận chuyển gây phiền hà cho người trồng mía, huyện đề nghị Công ty Việt – Đài đầu tư tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển mía nguyên liệu.

06/11/2014
Tập Đoàn Cao Su VN Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Tỉ Đồng Tập Đoàn Cao Su VN Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Tỉ Đồng

Kết thúc cuộc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) và một số đơn vị thành viên giai đoạn 2005 - 2011, Thanh tra Chính phủ đề nghị cơ quan chức năng xử lý nhiều sai phạm nghiêm trọng.

06/11/2014
Agro Viet 2014 Sẽ Có Nhiều Sự Kiện Quan Trọng Agro Viet 2014 Sẽ Có Nhiều Sự Kiện Quan Trọng

Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 Agro Viet 2014 ( từ ngày 14 – 17/11/2014), sẽ diễn ra hai hội nghị với nhiều nội dung quan trọng, gồm Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp và Hội nghị giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.

06/11/2014