Huyện Thạch Thành Triển Khai Thu Hoạch Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Niên vụ 2014 – 2015, huyện Thạch Thành trồng 6.008 ha mía nguyên liệu, giảm 29 ha so với vụ trước; trong đó, trồng mới 2.001 ha, lưu gốc 4.007 ha; năng suất ước đạt 65 tấn/ha, tăng 4,3 tấn.
Thời gian qua, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan (gọi tắt là Công ty Việt – Đài) tạo điều kiện về nguồn vốn, phân bón phục vụ cho nông dân trồng, chăm sóc mía nguyên liệu.
Huyện chỉ đạo HTX vận tải Thạch Thành, ban chỉ đạo mía huyện, xã và các HTX dịch vụ nông nghiệp xây dựng kế hoạch bảo đảm trong khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển hết mía nguyên liệu về nhà máy. Khắc phục tình trạng mía tồn đọng lâu ngày trên bãi, lái xe vận chuyển gây phiền hà cho người trồng mía, huyện đề nghị Công ty Việt – Đài đầu tư tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển mía nguyên liệu.
Việc thanh toán tiền mía nguyên liệu, niên vụ 2014 – 2015, Công ty Việt – Đài cần phân bổ tỷ lệ thu nợ hợp lý theo sản lượng đã đánh giá và sản lượng nhập về nhà máy để các chủ hợp đồng có tiền thanh toán cho hộ trồng mía tái đầu tư sản xuất, quản lý có hiệu quả vùng mía nguyên liệu. Về thu hoạch, tiếp tục thực hiện mía chín trước thu hoạch trước, mía chín sau thu hoạch sau và huyện đề nghị Công ty Việt – Đài ưu tiên cho việc thu hoạch trước ở địa bàn xa, địa bàn xe ô tô vận tải ra vào khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.