Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.
Được Trung ương hỗ trợ vốn hơn 1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp khoa học tỉnh hơn 1,4 tỷ đồng và nguồn vốn tự đầu tư từ các hộ tham gia, Trung tâm Thông tin Ứng dụng Khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã triển khai mô hình trồng RAT trong nhà lưới theo hướng VietGap. Mô hình được áp dụng theo quy trình sản xuất RAT, có hệ thống che chắn bằng lưới, khung thép và hệ thống tưới phun…
Tham gia mô hình, các hộ dân được tập huấn phương pháp, kỹ thuật sản xuất trên thực tế đồng ruộng, cách phòng trừ dịch bệnh, kiểm tra được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cấp phát sổ tay ghi chép thực hành VietGap..., đồng thời được trợ giúp đóng gói bao bì mang thương hiệu “Rau sạch Ninh Thuận” và hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ.
Theo ông Hán Văn Chấn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Ứng dụng Khoa học công nghệ, trồng rau trong nhà lưới là một trong những biện pháp sản xuất RAT, có thể canh tác trái vụ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Với cách làm này, sẽ đảm bảo nguồn cung cấp rau xanh cho thị trường quanh năm, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Mặt khác, tạo ra tập quán, phương pháp ứng dụng kỹ thuật mới cho người trồng rau.
Hiện dự án được triển khai trồng với 7 giống rau các loại như: Cải xanh - cải ăn lá, dưa leo, hành lá, cà chua, cà rốt, cà pháo và súp lơ. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ các quy trình từ khi bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch, được hỗ trợ từ 20% đến 50% chi phí đầu tư như giống, phân bón..., đồng thời được dự án hỗ trợ 100% vốn đầu tư xây dựng 7 nhà lưới bán kiên cố trị giá hơn 300 triệu đồng và 1 nhà lưới cố định được đầu tư hơn 80 triệu đồng, mỗi nhà lưới có diện tích 500 m2.
Qua đánh giá bước đầu của cán bộ kỹ thuật Trung tâm, trồng rau trong nhà lưới ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu, chống ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường đất, nước, sản phẩm RAT góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và cộng đồng.
Hiện toàn tỉnh có trên 5.000 ha đất trồng rau, cùng với việc ứng dụng thành công mô hình trồng RAT trong nhà lưới theo hướng VietGap, hy vọng trong thời gian tới sẽ tạo được bước đột phá mới trong việc đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giúp nghề trồng rau ở tỉnh ta ngày càng phát triển một cách bền vững, thu nhập của người trồng rau sẽ được nâng cao.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói, việc nuôi dê hiện nay của nhiều hộ dân ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi có nhiều tiến triển, giúp hộ nghèo có thêm nghề “tay trái” cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Toàn ấp có 310 hộ với 1.500 khẩu nhưng có 35 hộ đã tận dụng đất trống, kê liếp, khoanh vuông để nuôi dê. Tổng số đàn dê hiện nay lên đến gần 500 con. Hộ nuôi nhiều nhất là 100 con, hộ ít nhất 7 con.

Giữa tháng 11-2014, trang trại Delta (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), thuộc Tập đoàn Daso, nhập về gần 1.800 con bò Úc để nuôi lấy thịt. Được biết nơi đây từng là trại nuôi bò sữađiển hình của TP HCM với 800 con nhưng hiệu quả không cao.

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.