Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới

Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới
Ngày đăng: 29/07/2013

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Được Trung ương hỗ trợ vốn hơn 1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp khoa học tỉnh hơn 1,4 tỷ đồng và nguồn vốn tự đầu tư từ các hộ tham gia, Trung tâm Thông tin Ứng dụng Khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã triển khai mô hình trồng RAT trong nhà lưới theo hướng VietGap. Mô hình được áp dụng theo quy trình sản xuất RAT, có hệ thống che chắn bằng lưới, khung thép và hệ thống tưới phun…

Tham gia mô hình, các hộ dân được tập huấn phương pháp, kỹ thuật sản xuất trên thực tế đồng ruộng, cách phòng trừ dịch bệnh, kiểm tra được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cấp phát sổ tay ghi chép thực hành VietGap..., đồng thời được trợ giúp đóng gói bao bì mang thương hiệu “Rau sạch Ninh Thuận” và hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ.

Theo ông Hán Văn Chấn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Ứng dụng Khoa học công nghệ, trồng rau trong nhà lưới là một trong những biện pháp sản xuất RAT, có thể canh tác trái vụ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Với cách làm này, sẽ đảm bảo nguồn cung cấp rau xanh cho thị trường quanh năm, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Mặt khác, tạo ra tập quán, phương pháp ứng dụng kỹ thuật mới cho người trồng rau.

Hiện dự án được triển khai trồng với 7 giống rau các loại như: Cải xanh - cải ăn lá, dưa leo, hành lá, cà chua, cà rốt, cà pháo và súp lơ. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ các quy trình từ khi bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch, được hỗ trợ từ 20% đến 50% chi phí đầu tư như giống, phân bón..., đồng thời được dự án hỗ trợ 100% vốn đầu tư xây dựng 7 nhà lưới bán kiên cố trị giá hơn 300 triệu đồng và 1 nhà lưới cố định được đầu tư hơn 80 triệu đồng, mỗi nhà lưới có diện tích 500 m2.

Qua đánh giá bước đầu của cán bộ kỹ thuật Trung tâm, trồng rau trong nhà lưới ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu, chống ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường đất, nước, sản phẩm RAT góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và cộng đồng.

Hiện toàn tỉnh có trên 5.000 ha đất trồng rau, cùng với việc ứng dụng thành công mô hình trồng RAT trong nhà lưới theo hướng VietGap, hy vọng trong thời gian tới sẽ tạo được bước đột phá mới trong việc đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giúp nghề trồng rau ở tỉnh ta ngày càng phát triển một cách bền vững, thu nhập của người trồng rau sẽ được nâng cao.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

22/08/2015
An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

22/08/2015
Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

22/08/2015
Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

22/08/2015
Người trẻ hóa vườn xoài Người trẻ hóa vườn xoài

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

22/08/2015