Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ giống gà đắt nhất thế giới

Triển vọng từ giống gà đắt nhất thế giới
Ngày đăng: 03/06/2015

Từ niềm đam mê

Một ngày cuối tháng 5, chúng tôi đến thăm trang trại gà “mặt quỷ” của anh Phan Minh Hồng (31 tuổi) ở phường Tân Bình, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong khuôn viên trại giống rộng chưa đến 100m2, những chuồng gà được xây dựng ngăn vách là nơi anh Hồng đang cho gần chục giống gà quý trong bộ sưu tập của mình nhân giống. Đáng kể nhất là giống gà “mặt quỷ” mới xuất hiện tại trang trại của anh từ hồi đầu năm nay.

Chia sẻ về chuyện bén duyên với gà “mặt quỷ” của mình, anh Hồng cho biết, do đam mê các loại gà quý có giá trị nên anh luôn tìm tòi những loại gà quý để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Cuối năm 2014, trong một lần lên internet anh được biết giống gà “mặt quỷ” có nguồn gốc từ Indonesia được nhiều người săn lùng. Sẵn có người chị đang sinh sống tại Indonesia nên cơ hội để anh đưa giống gà này về Việt Nam gặp nhiều thuận lợi. Sau khoảng 2 tháng làm các thủ tục cần thiết, thông qua cơ quan thú y trong nước và Indonesia, 14 con gà “mặt quỷ” gồm 6 con trống và 8 con mái được anh nhập về. “Khi quyết định nuôi giống gà này mỗi con gà có giá nhập 20 triệu đồng (gần 1.000 USD), gom góp số tiền gần 300 triệu đồng tôi mới đủ chi phí nhập gà về”, anh Hồng nói.

Gà “mặt quỷ” có xuất xứ từ đảo Java thuộc Indonesia, toàn bộ thân hình từ nội tạng cho tới lông cánh đều có màu đen. Theo các nhà khoa học, chất fibromelanosis trong cơ thể gà đã thúc đẩy sự phát triển của tế bào sắc tố đen. Gene tạo ra fibromelanosis là gene đột biến. Gà “mặt quỷ” được coi là vật nuôi đem lại nhiều may mắn cho gia chủ nên giống gà quý này đang được rất nhiều người trong giới sưu tầm sinh vật cảnh săn lùng. Nhiều người cũng cho rằng thịt gà Ayam Cemani giàu dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh con.

Anh Hồng chia sẻ, lúc đầu việc nuôi giống gà này chỉ là đam mê, nhưng số tiền bỏ ra để mua gần chục loại gà là không hề nhỏ. Hiện tại trại của anh có gần chục loại gà quý hiếm như: Gà khổng lồ nhập từ Anh, gà vẩy cá Nhật Bản, Hà Lan, gà lông xù Hà Lan, gà Đông Tảo…

Tiềm năng lớn

Anh Hồng cho biết, những ngày đầu nhập gà về anh rất lo lắng khi một con trống trong đàn bị chết. Nguyên nhân có thể do sống trong môi trường mới gà chưa kịp thích nghi. Với kinh nghiệm chăm sóc các loại gà trước đó, anh đã dần tập cho gà ăn, uống quen dần với cách nuôi truyền thống. Thức ăn chính cho gà thường là bắp và cám viên. Đến nay, trại của anh đã ấp nở thành công gần 100 gà “mặt quỷ” con đầu tiên và phát triển ổn định.

Theo anh Hồng, nuôi dưỡng sinh sản gà cần có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu, học hỏi. Qua tìm hiểu, ngay cả ở bản xứ việc nuôi gà ấp nở và số gà nở phát triển bình thường không phải dễ. Tỷ lệ ấp đạt và sống sót trong thời gian đầu không cao. Cụ thể, tỷ lệ ấp nở chỉ đạt từ 70 - 80% nhưng giai đoạn 2 - 3 tháng đầu tỷ lệ hao hụt chiếm đến 20 - 30%. Bù lại, giá loại gà này rất cao, một con gà “mặt quỷ” do anh cung cấp có giá đến 1,5 triệu đồng; một cặp gà “mặt quỷ” trưởng thành giá 50 triệu đồng. Còn ở thị trường châu Âu, có thời điểm một con gà “mặt quỷ” có giá lên đến 2.500 USD.

Hiện tại đã có hàng chục người đến đặt mua gà “mặt quỷ” trại gà của anh Hồng, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu đáng kể cho gia đình anh.

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Bình cho biết, đây là một giống gà mới nhập về Việt Nam và được nuôi lần đầu tiên ở phường Tân Bình. Hiện tại, do giống gà này chưa phổ biến trên thị trường nên chưa thể đánh giá chuẩn xác được hiệu quả kinh tế. Tuy vậy, qua tìm hiểu được biết gà “mặt quỷ” có giá trị trên thị trường nhiều nước nên hứa hẹn sẽ tạo ra thu nhập cao cho người chăn nuôi. Trong thời gian tới, nếu giống gà này có tiềm năng phát triển kinh tế, hội sẽ trao đổi với anh Phan Minh Hồng để từ đó hỗ trợ người dân phát triển con giống, nhân rộng mô hình nuôi, tạo điều kiện cho bà con có thu nhập ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020 Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

24/10/2014
Tôm Cua Xen Canh Tôm Cua Xen Canh

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

24/10/2014
Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Tôm Dưới Tán Rừng Đước Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Tôm Dưới Tán Rừng Đước

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

24/10/2014
Ngư Dân Hòa Bình (Bạc Liêu) Trúng Cua Giống Và Cá Kèo Giống Ngư Dân Hòa Bình (Bạc Liêu) Trúng Cua Giống Và Cá Kèo Giống

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

24/10/2014
Trang Trại Yến Sào Trang Trại Yến Sào

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

24/10/2014