Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ Bản Liền Đến Ðịa Trung Hải

Từ Bản Liền Đến Ðịa Trung Hải
Ngày đăng: 25/05/2014

Được nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, không có sự can thiệp của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, cây chè Tuyết shan xã Bản Liền (Bắc Hà - Lào Cai) giờ đã có chỗ đứng tại thị trường khó tính, đó là các nước ven Địa Trung Hải và châu u.

Danh tiếng một vùng chè

Nghe danh chè Tuyết shan Bản Liền đã lâu nhưng gần đây tôi mới được “mục sở thị” sản phẩm chè quý này. Theo lời giới thiệu của anh Nguyễn Xuân Giang, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Bắc Hà thì giống chè Tuyết shan sinh trưởng và phát triển trên đất Bản Liền từ lâu, thậm chí người cao tuổi nhất xã cũng không thể biết giống chè ấy có từ bao giờ. Được trồng trên sườn núi cao, vì thế nước trà Tuyết shan Bản Liền xanh mát, tuy có vị chát mà uống xong lại ngọt tận cuống lưỡi.

Chạm đất Bản Liền, những nương chè dần hiện ra lấp ló dưới tán cọ như hình ảnh vùng trung du Bắc bộ. “Núi chè” Bản Liền không bạt ngàn, không được hái tỉa theo phương pháp công nghiệp với hàng, lối tăm tắp, chè có lá và búp khá to, nhiều cây cao quá đầu người, phải trèo lên cây mới hái được búp.

Điểm khác biệt giữa chè Bản Liền với chè một số vùng khác là được trồng theo phương pháp hữu cơ, không có sự can thiệp của thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, người dân chỉ dùng phân vi sinh để chăm sóc cây chè. Mỗi lô hàng chuẩn bị xuất khẩu, các chuyên gia của thị trường tiếp nhận sẽ tới Bản Liền kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo đầy đủ các yếu tố mới được nhập khẩu vào châu u.

Hành trình gian nan

Từ Bản Liền, xã xa trung tâm huyện Bắc Hà đến được trời u là hành trình dài và đầy gian khó. Năm 2005, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) liên kết Sinh thái đã tìm thấy tiềm năng từ vùng chè Bản Liền, năm 2006, doanh nghiệp đã quyết định đầu tư nhà xưởng để chế biến chè sạch.

Doanh nghiệp tham gia ATC (tổ chức chuyên môn của Thái Lan về tiêu chuẩn quốc tế) và đã được tổ chức này giới thiệu thị trường tiêu thụ. Đến năm 2012, doanh nghiệp tăng công suất chế biến chè lên 4 tấn/ngày, tiếp tục mở rộng nhà xưởng quy mô với năng lực xuất khẩu từ 50 - 60 tấn chè khô/năm.

Anh Phạm Quang Thuận, Quản đốc Xưởng chế biến chè, Công ty TNHH liên kết Sinh thái cho biết: Các nước nhập khẩu chè của doanh nghiệp gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha… đã mời doanh nghiệp tham gia hội chợ nông nghiệp giới thiệu sản phẩm chè hữu cơ tại thị trường châu u. Tại đây, chè Bản Liền được đánh giá cao và cũng từ đó châu u là thị trường ổn định của doanh nghiệp.

Khác với thị trường Trung Đông, Ấn Độ, chè Tuyết shan Bản Liền bán giá cao và ổn định tại thị trường châu u, nên doanh nghiệp áp dụng giá thu mua nguyên liệu cao. Mỗi kg chè búp tươi loại 1 được doanh nghiệp thu mua với giá 8.500 đồng. Theo chị Vàng Thị Liên, một người trồng chè lâu năm thì quy trình chăm sóc chè hữu cơ khá chặt chẽ. Không có sự can thiệp của máy móc, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đảm bảo chè phát triển trong môi trường an toàn, sạch bệnh.

Thương hiệu chè Tuyết shan đã có, nhưng câu chuyện buồn nhất vẫn là hiện tượng tư thương thu mua chè vàng (chè cấp thấp) đã ảnh hưởng đến sự phát triển của diện tích chè quý này và khiến vùng nguyên liệu chè xuất khẩu bị thu hẹp. Cũng vì lý do đó mà Xưởng chế biến chè của Công ty TNHH liên kết Sinh thái không thể hoạt động quanh năm vì thiếu nguyên liệu. Dù đơn đặt hàng của đối tác lớn nhưng mỗi năm đơn vị chỉ chế biến được 50 - 60 tấn chè khô.

Những năm 60 của thế kỷ trước, Bản Liền là vùng nguyên liệu chè lớn, có xưởng thu mua nguyên liệu, chế biến chè khô quy mô lớn, nhưng đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, do hiệu quả kinh tế thấp, nên người dân đồng loạt chặt chè làm củi.

Trước nguy cơ mai một vùng nguyên liệu chè quý, huyện Bắc Hà đã xây dựng kế hoạch cải tạo, trồng mới diện tích tại vùng chè. Nguồn vốn 135 được phân bổ không chỉ cho Bản Liền mà còn là một số xã như Tả Van Chư, Lùng Phình, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài để trồng chè Tuyết shan với 30 ha tăng thêm mỗi năm.

Vấn đề thu mua chè vàng đã được hạn chế, Xưởng chế biến chè tại xã Bản Liền cũng tăng dần giá thu mua khiến nông dân tin tưởng hơn. Các bạn hàng châu u đang tiếp tục đặt hàng, những điều này là tín hiệu vui đối với vùng chè Bản Liền.


Có thể bạn quan tâm

Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015
Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.

28/04/2015
Tháng ba mùa ong đi lấy mật Tháng ba mùa ong đi lấy mật

Tháng ba (âm lịch), cuối xuân đầu hạ; lúc giao mùa cũng là mùa hoa nở rộ núi rừng Tây Bắc: Chớm tàn hoa nhãn là rực sáng hoa cà phê; những người nuôi ong ở Phổng Lái (Thuận Châu, tỉnh Sơn La) lại cần mẫn rủ nhau mang ong đuổi theo mùa hoa.

28/04/2015