Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút

Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút
Ngày đăng: 31/07/2013

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).

Nhờ tham gia dự án mà bò của gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng phát triển tốt

Tham gia Dự án, gia đình ông Hoàng Văn Muôn, ở thôn 12, xã Nam Dong đã chuyển hơn 4 sào đất trồng hoa màu sang trồng cỏ VA06, đây là loại cỏ dùng làm thức ăn cho bò, có khả năng sinh trưởng mạnh, sau khi trồng, chỉ hơn 40 ngày là cho thu hoạch. Từ ngày có vườn cỏ, công việc chăm sóc đàn bò của gia đình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều, bò lớn nhanh, tỏ ra thích hợp với giống cỏ mới.

Còn gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng cũng được tham gia dự án cho biết: “Được sự đầu tư giống cỏ, gia đình tôi thực hiện trồng theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Hầu hết các loại cỏ này đều dễ trồng, ít tốn phân, sau khi thu hoạch, phần gốc còn lại sẽ tái sinh nên rất tiện lợi, nếu chăm sóc tốt thì năng suất trung bình có thể đạt trên 300 tấn/ha/năm. Chỉ sau một tháng cho bò ăn các loại cỏ của dự án, đàn bò của tôi lớn nhanh ít bệnh, lại tiết kiệm được thời gian chăm sóc”.

Theo bà Hoàng Mai Thu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Jút thì trong năm 2012, các địa phương đã có 56 hộ gia đình tham gia và được hưởng lợi từ dự án với tổng diện tích trồng cỏ hơn 6 ha chủ yếu là giống cỏ VA06, cỏ phi lê và cỏ sả…

Không chỉ cung cấp nguồn giống mà bà con còn được tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi từ phương pháp chăn nuôi kiểu truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường; cải thiện kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý gia súc; nuôi bò sinh sản theo chương trình quản lý giống; phát triển chăn nuôi với sự tham gia của các kỹ thuật phù hợp về quản lý và nuôi dưỡng gia súc ăn cỏ. Qua một năm triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nên năm 2013, Trạm đang tiến hành triển khai thêm cho 30 hộ gia đình tại 2 xã Trúc Sơn, Chư K’nia và thị trấn Ea T’ling.


Có thể bạn quan tâm

Lợi Nhuận Cao Từ Trồng Xoài Úc Ở Khánh Hòa Lợi Nhuận Cao Từ Trồng Xoài Úc Ở Khánh Hòa

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

04/06/2012
Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường

29/04/2011
Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.

06/06/2012
Nuôi Cá Sặc Rằn Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Sặc Rằn Cho Thu Nhập Cao

Mô hình nuôi cá sặc rằn dễ áp dụng, ít tốn kém chi phí, đầu ra ổn định và cho thu nhập cao. Hiện mô hình này đang được người dân xã Mỹ Trà nhân rộng, trong đó có hộ ông Đào Duy Linh (ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).

24/06/2012
Khó Khăn Bủa Vây Nông Dân Khó Khăn Bủa Vây Nông Dân

Thời gian gần đây, giá các loại mặt hàng nông sản liên tục giảm đã làm cho nhiều nông dân lo lắng. Họ lo lắng vì vừa thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh, vừa bị tồn kho sản phẩm. Hàng hóa làm ra nhiều, giá rẻ nhưng vẫn không bán được và không biết đến bao giờ tình trạng này mới

24/06/2012