Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút

Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút
Ngày đăng: 31/07/2013

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).

Nhờ tham gia dự án mà bò của gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng phát triển tốt

Tham gia Dự án, gia đình ông Hoàng Văn Muôn, ở thôn 12, xã Nam Dong đã chuyển hơn 4 sào đất trồng hoa màu sang trồng cỏ VA06, đây là loại cỏ dùng làm thức ăn cho bò, có khả năng sinh trưởng mạnh, sau khi trồng, chỉ hơn 40 ngày là cho thu hoạch. Từ ngày có vườn cỏ, công việc chăm sóc đàn bò của gia đình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều, bò lớn nhanh, tỏ ra thích hợp với giống cỏ mới.

Còn gia đình chị H’Yên ở buôn Nui, xã Tâm Thắng cũng được tham gia dự án cho biết: “Được sự đầu tư giống cỏ, gia đình tôi thực hiện trồng theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Hầu hết các loại cỏ này đều dễ trồng, ít tốn phân, sau khi thu hoạch, phần gốc còn lại sẽ tái sinh nên rất tiện lợi, nếu chăm sóc tốt thì năng suất trung bình có thể đạt trên 300 tấn/ha/năm. Chỉ sau một tháng cho bò ăn các loại cỏ của dự án, đàn bò của tôi lớn nhanh ít bệnh, lại tiết kiệm được thời gian chăm sóc”.

Theo bà Hoàng Mai Thu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Jút thì trong năm 2012, các địa phương đã có 56 hộ gia đình tham gia và được hưởng lợi từ dự án với tổng diện tích trồng cỏ hơn 6 ha chủ yếu là giống cỏ VA06, cỏ phi lê và cỏ sả…

Không chỉ cung cấp nguồn giống mà bà con còn được tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi từ phương pháp chăn nuôi kiểu truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường; cải thiện kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý gia súc; nuôi bò sinh sản theo chương trình quản lý giống; phát triển chăn nuôi với sự tham gia của các kỹ thuật phù hợp về quản lý và nuôi dưỡng gia súc ăn cỏ. Qua một năm triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nên năm 2013, Trạm đang tiến hành triển khai thêm cho 30 hộ gia đình tại 2 xã Trúc Sơn, Chư K’nia và thị trấn Ea T’ling.


Có thể bạn quan tâm

Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa Lựa Chọn Giống Rau Màu Canh Tác Trong Mùa Mưa

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

07/07/2014
Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại Chanh Không Hạt Tăng Giá Trở Lại

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

02/12/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

07/07/2014
Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh) Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

07/07/2014
Mùa Bưởi Ngọt Mùa Bưởi Ngọt

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

02/12/2014