Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến
Ngày đăng: 04/06/2013

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Theo nhiều hộ thực hiện thành công mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, từ nuôi tôm quảng canh truyền thống chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến rất dễ thực hiện. Bởi, mô hình này không đòi hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật không cao, tỷ lệ rủi ro thấp và khả năng thành công cao hơn.

Phần lớn nông dân trong huyện quen lối nuôi tôm theo hình thức truyền thống, thả gối vụ, khi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con chỉ thêm công cho ăn, kiểm tra nguồn nước, môi trường.

Đây là cơ sở để nông dân từng bước làm quen với phương thức làm ăn theo tác phong công nghiệp như: theo dõi tình hình tôm nuôi, quản lý thức ăn, môi trường, sử dụng chế phẩm sinh học. Sau vài vụ nuôi, nông dân tích luỹ được kinh nghiệm, kể cả vốn để chuyển sang nuôi tôm công nghiệp là con đường chắc chắn nhất.

Đến nay, huyện Phú Tân có gần 4.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất bình quân trên 500 kg/ha. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 50 triệu đồng/ha. Điển hình như hộ ông Thái Văn Kía, ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, với diện tích 1,2 ha, thu hoạch trên 500 kg/ha/vụ.

Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Phú Tân tăng nhanh là do năng suất đạt khá cao so với nuôi quảng canh cải tiến, lại dễ làm hơn nuôi tôm công nghiệp.

Ông Trần Minh Nguyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân, cho biết, trong quá trình sản xuất, nông dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn và cách thức sản xuất dần có sự thay đổi. Điều đó đòi hỏi nông dân phải nghiên cứu, đầu tư về kỹ thuật, công chăm sóc nhiều hơn.

Nông dân còn có thể cải tạo đất để gieo cấy lúa khi mùa vụ đến. Mô hình này phù hợp để thực hiện ở những vùng quy hoạch thực hiện luân canh lúa - tôm ở các xã: Phú Mỹ, Phú Thuận và Phú Tân.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Triển Khai Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cà Mau Triển Khai Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô số hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

11/02/2014
Tăng Cường Quản Lý Thủy Sản Nhập Lậu Tăng Cường Quản Lý Thủy Sản Nhập Lậu

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm và về các nguy cơ của việc sử dụng thủy sản không an toàn, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản.

11/02/2014
Giá Tôm Hùm Giống Tăng Vọt Giá Tôm Hùm Giống Tăng Vọt

Vụ khai thác tôm hùm con giống ở huyện Tuy An còn kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch. Tôm hùm giống khai thác được ở huyện Tuy An chủ yếu cung ứng cho các cơ sở, hoặc hộ gia đình nuôi ương tôm hùm và tôm hùm thương phẩm ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.

11/02/2014
Đầu Năm, Ngư Dân Trúng Ruốc Đầu Năm, Ngư Dân Trúng Ruốc

So với cùng kỳ năm trước, giá ruốc khô năm nay giảm hơn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Song, nhờ thời tiết thuận lợi nên ngư dân khai thác có hiệu quả và thu lãi cao.

11/02/2014
Đầu Năm Ngư Dân Trúng Mùa Ruốc Đỏ Đầu Năm Ngư Dân Trúng Mùa Ruốc Đỏ

Giá bán hiện nay khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/1 kg cho thương lái mua phơi khô. Đầu năm mới, trúng mùa ruốc đỏ đem lại niềm vui cho bà con ngư dân địa phương.

11/02/2014