Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình

Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình
Ngày đăng: 23/03/2013

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

 
Theo ông Phạm Nhật Thăng Dũng, Phó phòng Kinh tế thành phố, nghề nuôi thủy sản của thành phố cũng như tình hình chung của nghề nuôi toàn tỉnh và của các tỉnh nội đồng đó là trình độ phát triển còn thấp, đa phần mới đạt mức quảng canh. Một tỷ lệ nhỏ mới đạt mức bán thâm canh, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang tính tự phát, chưa tập trung thành những vùng có quy mô lớn nên năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, diện tích ao nuôi trung bình 500 – 2.000 m2. Qua điều tra những hộ dân có từ 1 – 2 ao, đa số hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, dịch bệnh thường xuyên xảy ra do chất lượng nước kém, người dân chưa chủ động sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh. Cỡ cá thu hoạch chỉ từ 0,5 – 2 kg/con. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như mè trắng, mè hoa, trôi, trắm cỏ, chép… 
Để nâng cao năng suất, sản lượng, tạo ra hàng hóa tập trung đảm bảo VSATTP, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh tại 3 điểm xã Yên Mông, Thống Nhất và Dân Chủ (TPHB) với 8 hộ trong mô hình và 12 hộ nông dân cùng sở thích. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao, một số bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh, thả tôm giống được tập huấn, chuyển giao tới hộ tham gia trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình. Nguồn tôm giống do Công ty TNHH Sang Ngân – Hải Phòng cung ứng, đảm bảo chất lượng giống theo tiêu chuẩn. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, xóm Mít, xã Yên Mông cho biết: Các hộ thực hiện mô hình nhiệt tình và tuân thủ cam kết về cách chuẩn bị ao, mật độ nuôi, sử dụng thức ăn, cách cho ăn, phòng bệnh, định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, thời gian nuôi, cam kết đóng góp vốn đối ứng vật tư thực hiện gồm 30% tôm giống và 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh. 
Qua tập huấn, những hộ nuôi tôm đã nắm bắt được KHKT, cải thiện môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học. Quá trình quản lý, chăm sóc, các hộ đã thường xuyên thăm ao vào buổi sáng để vớt trứng cóc, ếch, nhái, bón vôi cho ao theo định kỳ, cho tôm ăn bằng sàng, định kỳ sử dụng thuốc phòng và thức ăn sử dụng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Nhờ vậy, tỷ lệ sống của tôm khá cao (trên 50%). Tính đến cuối kỳ thu hoạch, tỷ lệ sống của tôm tại mô hình ở xóm Dân Chủ 56,5%, Yên Mông 55% và Thống Nhất 54%. Ông Nguyễn Huy Thông ở xóm Mát, xã Dân Chủ chia sẻ kinh nghiệm: Tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng đều, đặc biệt là từ tháng thứ 3 – 5 tính từ khi bắt đầu thả giống. Vào cuối chu kỳ nuôi, có cá thể tôm đạt cỡ 100 g/con, trọng lượng trung bình của tôm đạt cỡ 30 g/con. Với diện tích 2.000 m2 ao, ông thu được 350 kg, cỡ tôm thu hoạch khoảng 25 con/kg, bán thành phẩm được 77 triệu đồng. 
Kỹ sư Đặng Thị Duyên - Chi cục Phó Chi cục Thủy sản cho biết: Tôm càng xanh là loài động vật ăn tạp, phàm ăn, có thể ăn nhiều loại thức ăn tận dụng như cám gạo, bột sắn, các loại thức ăn rẻ tiền dễ tìm như: ốc bươu vàng, cá vụn, giun, côn trùng… và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 30 – 35%. Việc triển khai mô hình đã mang lại thu nhập đáng kể đối với kinh tế hộ, là cơ sở khoa học cho các hộ nuôi ao hồ nhỏ mạnh dạn đầu tư nuôi những giống loài mới có giá trị thay thế loài nuôi truyền thống hiệu quả thấp.


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Kiệt Sức Người Chăn Nuôi Kiệt Sức

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

14/05/2013
Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

14/05/2013
Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

17/05/2013
Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh) Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.

21/05/2013
Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

21/05/2013