Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.
Bởi theo các hộ nuôi nghêu thì khi nghêu quá lứa, chuyển sang thời kỳ sinh sản thì rất dễ bị chết. Mà khi đã có nghêu chết rải rác sẽ dẫn đến bị chết hàng loạt. Anh Phạm Văn Sinh, thôn Trung, xã Phú Hải cho hay: Gia đình tôi mới nuôi nghêu được 2 năm nay. Với diện tích 2ha, năm 2010 tôi đầu tư thả nuôi 1ha nghêu, trừ chi phí đã cho lãi vài trăm triệu đồng. Năm ngoái, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi với diện tích 1,5ha. Trong khi giá nghêu giống quá đắt thì giá nghêu thịt lại giảm mạnh. Với diện tích 1,5ha, năm nay gia đình tôi sẽ thu được khoảng trên 10 tấn nghêu thương phẩm. Trong tháng 4, gia đình đã thu hoạch được khoảng một nửa diện tích đã cho 6 tấn nghêu nhưng do giá nghêu tụt xuống chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg nên doanh thu bị giảm đi một nửa. Trong điều kiện như hiện nay, nghêu thì quá lứa, không thu hoạch thì chết, mà thu về chẳng biết có bán được không?
Những hộ nuôi nhỏ lẻ đã khó khăn, những hộ nuôi với diện tích lớn, nuôi tập trung càng thiệt hại hơn. Như HTX Nuôi trồng thuỷ sản Suối Tiên đã thả nuôi hơn 50 triệu nghêu giống trên diện tích 20ha. Đến thời điểm này, HTX đã thu hoạch được hơn 20% diện tích. Anh Nguyễn Việt Thành, Chủ nhiệm HTX cho biết: Với diện tích 20ha, dự kiến năm nay HTX sẽ thu được hơn 500 tấn nghêu thịt. Mặc dù, đã thu được hơn 20% diện tích với hơn 100 tấn nghêu thương phẩm nhưng giá bán nghêu quá thấp nên chỉ đủ bù chi phí con giống, nhân công lao động. Theo kinh nghiệm của người nuôi nghêu nhiều năm và khuyến cáo của ngành thuỷ sản để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt thì nghêu thương phẩm phải thu hoạch từ tháng 11 năm trước đến trước tháng 3, tháng 4 năm sau. Nhưng đến nay, do giá thấp, không bán được, nghêu của HTX đã quá lứa, chết hơn 30% diện tích, thiệt hại hàng tỷ đồng. Lứa, giống này, nghêu của HTX đã ế suốt từ tháng 7-2012 đến nay, khả năng thua lỗ đã cầm chắc trong tay.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phú Hải cho biết: Từ năm 2007, trên cơ sở rà soát lại diện tích bãi triều của xã, UBND huyện đã quy hoạch thành 2 vùng, gồm gần 400ha dành cho khai thác tự nhiên và hơn 400ha quy hoạch cho nuôi trồng thuỷ sản. Tại đây, huyện giao bãi triều cho 72 hộ gia đình để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là nuôi nghêu, sản lượng nghêu thịt hàng năm của xã đạt hơn 1.000 tấn. Tuy nhiên do những khó khăn về thị trường, dịch bệnh nên xã đã khuyến cáo bà con giảm mật độ nuôi, nuôi giãn vụ, tránh tình trạng đầu tư nuôi ồ ạt, hạn chế những rủi ro về dịch bệnh cũng như thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) vừa ra mắt và đưa ra thị trường gạo Jasmine GLOBAL G.A.P (ảnh) được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang và chế biến, đóng gói tại nhà máy chi nhánh Satra Đồng Tháp, sản xuất theo quy trình sạch tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), do Tổ chức TUV SUD Management Service GmbH (Đức) chứng nhận.

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập để họ gắn bó lâu dài với cây mía, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó, việc đầu tư, hỗ trợ mía giống cho năng suất và chất lượng cao trước niên vụ mới được bà con đồng tình hưởng ứng.

Sau 3 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ với diện tích 2 ha theo hướng VietGAP tại xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy trồng loại cây này đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, do chưa tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, cho nên bà con không nên nóng vội mở rộng diện tích trồng giống cây này.

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.