Bổ sung Vàng Ô vào danh mục chất cấm trong chăn nuôi

Chiều 16/11, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 42 về danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Vàng Ô chất cấm trong chăn nuôi.
Theo đó, bổ sung 5 loại Vàng Ô (VAT YELLOW) vào danh mục này gồm: VAT YELLOW 1, VAT YELLOW 2, VAT YELLOW 3, VAT YELLOW 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm.
Chấn chỉnh tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư ban hành danh mục kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Thông tư này sẽ bãi bỏ quy định sử dụng kháng sinh, hóa dược trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 81/2009 ngày 25/12/2009 và Thông tư số 26 ngày 25/6/2012 của Bộ NN-PTNT.
Theo đó, có 16 loại kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu dùng để kích thích sinh trưởng và phòng cầu trùng (bệnh lây qua đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lớn của gia cầm).
Thông tư cũng quy định rõ hàm lượng sử dụng kháng sinh và thời gian cách ly trước khi thu hoạch
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.

Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.