Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.
Vì vậy, nhiều hộ đã tìm đến trung tâm giống của các tỉnh lân cận với hy vọng sẽ tìm được nguồn giống tốt. Tại Trung tâm Giống An Giang, sau khi được giới thiệu và tìm hiểu kỹ về giống tôm toàn đực, được sản xuất theo công nghệ mới, một số hộ nuôi tôm đã mạnh dạn đưa giống tôm này vào nuôi thử nghiệm. Bước đầu giống tôm toàn đực cho kết quả khả quan.
Ông Nguyễn Văn Sĩ ngụ xã Tân Mỹ (Lấp Vò) có 2ha đất nuôi tôm. Tháng 3/2013, ông mua 100.000 con tôm giống toàn đực tại Trung tâm giống An Giang với giá 360 đồng/con thả nuôi thử nghiệm trên vuông tôm diện tích 1ha. Còn lại, 1ha ông thả 150.000 con tôm post được mua ở một cơ sở khác với giá là 180 đồng/con. Cùng điều kiện chăm sóc, cùng loại thức ăn nhưng hiện nay số con và trọng lượng tôm giữa 2 ô bao có sự chênh lệch khá lớn.
"Giống tôm toàn đực có tỷ lệ sống rất cao, khoảng 85%. 1ha có thể thu lãi trên dưới 200 triệu đồng, trong khi giống tôm thường thì phải thu tỉa tôm trứng nên 1ha thu lãi được 100 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Sĩ cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Huấn ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B đã thành công với mô hình nuôi tôm toàn đực cũng cho biết: "Giống tôm đực mới có năng suất rất cao vì với 90.000 con giống, thu hoạch trên 400 triệu đồng khi tổng chi phí đầu tư trọn vụ là 160 triệu đồng. Như vậy nuôi 90.000 con bảo đảm lãi 200 triệu đồng".
Vụ tôm năm 2013 này, toàn huyện Lấp Vò có hơn 150 hộ nuôi tôm với diện tích 185ha. Ông Lâm Minh Điển - Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: "Huyện Lấp Vò có 9 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích khoảng 11ha tập trung chủ yếu ở Mỹ An Hưng B, Long Hưng B, Tân Mỹ. Hiện nay, các hộ trên đã nuôi được khoảng 6 tháng, tốc độ tăng trưởng của tôm toàn đực tương đối nhanh, kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, đặc biệt tỷ lệ sống cao.
Với những ưu thế vượt trội của giống tôm toàn đực sẽ giúp nhiều hộ nuôi tôm giải quyết được bài toán "đau đầu" về con giống, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.

Dịp nghỉ lễ kéo dài 6 ngày này đang được xem là cơ hội vàng đối với hoạt động kinh doanh khi sức mua hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nhất là nông, thủy sản.

Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg cách nay ba tháng (nghịch vụ).