Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp

Cây bắp lai hiện là cây trồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên, khuyến khích chuyển đổi. Đồng Tháp là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc tổ chức và thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai. Tuy nhiên, vấn đề công nghệ sản xuất thu hoạch và sau thu hoạch đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.
Máy thu hoạch bắp này được cải tiến từ máy gặt đặp liên hợp trên cây lúa, thực hiện từ khâu gặt đến ra hạt. Do đó ngoài thu hoạch bắp, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi phần đầu máy (cụm vơ cắt chuyển). Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch bắp của máy thực hiện khá đơn giản.
Với tính năng này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thể tăng thời gian sử dụng máy và góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn. So với máy thu hoạch truyền thống trước đây, máy gặt đập liên hợp này có nhiều ưu điểm hơn.
Cụ thể, có thể thu hoạch 0,15 - 0,35ha/giờ, độ vỡ hạt dưới 3%, độ sót hạt theo rơm dưới 2% và độ sạch hạt trên 95%. Máy thu hoạch bắp cải tiến giúp giảm 12 nhân công lao động/ha so với kiểu thu hoạch truyền thống và giúp giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/ha. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, việc thu hoạch bắp không những tiết kiệm được chi phí nhân công mà thời gian thu hoạch cũng được đảm bảo nhanh gọn.
Ngoài việc vận hành dễ dàng trên địa hình của đất trồng bắp, chiếc máy này vận hành tốt trên các cánh đồng lún, lầy lội. Đặc biệt, đối với lúa, máy có khả năng cắt được lúa đổ ngã hoàn toàn với năng suất cao, độ hao hụt thấp. Ngoài ra, chiếc máy này còn có khả năng điều chỉnh tùy ý, lượng rơm rải đều trên mặt ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đốt đồng.
Ông Phan Tấn Bện - Giám đốc TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn cho biết, hiện tại, ngoài những chiếc máy đã bán cho thị trường, Công ty đang nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là máy thu hoạch bắp. Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra thị trường nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp và chú trọng việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Với chiếc máy thu hoạch liên hợp bắp - lúa (2 trong 1) đã mở ra một triển vọng mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đây, việc thu hoạch bắp không còn là vấn đề nan giải khi vụ mùa đến gần đối với bà con nông dân trồng bắp lai.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trường Đại học Cần Thơ, năm 1993 tỷ lệ số hộ nuôi thủy sản bị lỗ là 9,4%; giai đoạn 2002-2005 tỷ lệ trên tăng lên 25%; giai đoạn 2005-2009 là 30% và giai đoạn 2010-2012 lên tới gần 50%. Những con số này đưa ra tại hội thảo tháo gỡ khó khăn cho cá tra tổ chức ở Cần Thơ ngày 9-10.

Nuôi vịt là nghề truyền thống mang lại nguồn thu nhập cho rất nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, với phương pháp chăn nuôi chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học như hiện nay rất dễ xảy ra dịch bệnh.

Từ thực tế ghi nhận được ở người dân nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL có thể khẳng định, nếu bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở ĐBSCL bị "phá sản” và không triển khai nữa, thì đây là những "điểm nghẽn” lớn ảnh hưởng sự phát triển kinh tế biển của vùng vốn có thế mạnh nhất cả nước.

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

Ðược sự hỗ trợ của ngành chức năng, thời gian qua, Hợp tác xã Nông- lâm nghiệp & Thương mại Tia Sáng (Gia Nghĩa) đã liên kết với Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến nông, lâm sản - dược liệu sạch Ðắk Nông, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Giai Mỹ trồng 10 ha chanh dây tại thôn 2, xã Ðắk Ha (Ðắk Glong - Đắk Nông) để phục vụ nguyên liệu chế biến nước ép trái cây.