Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp

Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp
Ngày đăng: 04/11/2014

Cây bắp lai hiện là cây trồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên, khuyến khích chuyển đổi. Đồng Tháp là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc tổ chức và thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai. Tuy nhiên, vấn đề công nghệ sản xuất thu hoạch và sau thu hoạch đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

Máy thu hoạch bắp này được cải tiến từ máy gặt đặp liên hợp trên cây lúa, thực hiện từ khâu gặt đến ra hạt. Do đó ngoài thu hoạch bắp, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi phần đầu máy (cụm vơ cắt chuyển). Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch bắp của máy thực hiện khá đơn giản.

Với tính năng này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thể tăng thời gian sử dụng máy và góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn. So với máy thu hoạch truyền thống trước đây, máy gặt đập liên hợp này có nhiều ưu điểm hơn.

Cụ thể, có thể thu hoạch 0,15 - 0,35ha/giờ, độ vỡ hạt dưới 3%, độ sót hạt theo rơm dưới 2% và độ sạch hạt trên 95%. Máy thu hoạch bắp cải tiến giúp giảm 12 nhân công lao động/ha so với kiểu thu hoạch truyền thống và giúp giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/ha. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, việc thu hoạch bắp không những tiết kiệm được chi phí nhân công mà thời gian thu hoạch cũng được đảm bảo nhanh gọn.

Ngoài việc vận hành dễ dàng trên địa hình của đất trồng bắp, chiếc máy này vận hành tốt trên các cánh đồng lún, lầy lội. Đặc biệt, đối với lúa, máy có khả năng cắt được lúa đổ ngã hoàn toàn với năng suất cao, độ hao hụt thấp. Ngoài ra, chiếc máy này còn có khả năng điều chỉnh tùy ý, lượng rơm rải đều trên mặt ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đốt đồng.

Ông Phan Tấn Bện - Giám đốc TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn cho biết, hiện tại, ngoài những chiếc máy đã bán cho thị trường, Công ty đang nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là máy thu hoạch bắp. Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra thị trường nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp và chú trọng việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.

Với chiếc máy thu hoạch liên hợp bắp - lúa (2 trong 1) đã mở ra một triển vọng mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đây, việc thu hoạch bắp không còn là vấn đề nan giải khi vụ mùa đến gần đối với bà con nông dân trồng bắp lai.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

16/12/2013
Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.

17/12/2013
Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phù Hợp 19 Loại Cây Trồng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phù Hợp 19 Loại Cây Trồng

Đó là kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá số lượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính có hiệu quả tại tỉnh Phú Yên” được đưa ra Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở ngày 31/12.

07/01/2014
Gỡ Khó Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Cà Mau Gỡ Khó Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Cà Mau

Năm 2013, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn một tỷ USD. Ðể đạt được kết quả này, Cà Mau đã triển khai các giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả như liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất từ khâu cung cấp con giống, hỗ trợ vốn, kỹ thuật đến bảo quản, trực tiếp thu mua sản phẩm..., từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất.

18/12/2013
Giàu Nhờ Trồng Điều Giàu Nhờ Trồng Điều

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

07/01/2014