Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp

Cây bắp lai hiện là cây trồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên, khuyến khích chuyển đổi. Đồng Tháp là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc tổ chức và thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai. Tuy nhiên, vấn đề công nghệ sản xuất thu hoạch và sau thu hoạch đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.
Máy thu hoạch bắp này được cải tiến từ máy gặt đặp liên hợp trên cây lúa, thực hiện từ khâu gặt đến ra hạt. Do đó ngoài thu hoạch bắp, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi phần đầu máy (cụm vơ cắt chuyển). Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch bắp của máy thực hiện khá đơn giản.
Với tính năng này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thể tăng thời gian sử dụng máy và góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn. So với máy thu hoạch truyền thống trước đây, máy gặt đập liên hợp này có nhiều ưu điểm hơn.
Cụ thể, có thể thu hoạch 0,15 - 0,35ha/giờ, độ vỡ hạt dưới 3%, độ sót hạt theo rơm dưới 2% và độ sạch hạt trên 95%. Máy thu hoạch bắp cải tiến giúp giảm 12 nhân công lao động/ha so với kiểu thu hoạch truyền thống và giúp giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/ha. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, việc thu hoạch bắp không những tiết kiệm được chi phí nhân công mà thời gian thu hoạch cũng được đảm bảo nhanh gọn.
Ngoài việc vận hành dễ dàng trên địa hình của đất trồng bắp, chiếc máy này vận hành tốt trên các cánh đồng lún, lầy lội. Đặc biệt, đối với lúa, máy có khả năng cắt được lúa đổ ngã hoàn toàn với năng suất cao, độ hao hụt thấp. Ngoài ra, chiếc máy này còn có khả năng điều chỉnh tùy ý, lượng rơm rải đều trên mặt ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đốt đồng.
Ông Phan Tấn Bện - Giám đốc TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn cho biết, hiện tại, ngoài những chiếc máy đã bán cho thị trường, Công ty đang nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là máy thu hoạch bắp. Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra thị trường nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp và chú trọng việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
Với chiếc máy thu hoạch liên hợp bắp - lúa (2 trong 1) đã mở ra một triển vọng mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đây, việc thu hoạch bắp không còn là vấn đề nan giải khi vụ mùa đến gần đối với bà con nông dân trồng bắp lai.
Có thể bạn quan tâm

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.