Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.
Nhằm khắc phục hạn chế này, từ tháng 7-2011 đến tháng 6-2012, Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Giang chủ trì thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: "Nghiên cứu trồng trọt, thu hoạch, chế biến sinh địa theo hướng thực hành tốt, trồng trọt, thu hái cây thuốc (GACP) và quy trình chế biến thành phẩm thục địa”.
Kết thúc thời hạn, Công ty đã hoàn thành các mục tiêu đề ra như: Điều tra, khảo sát một số vùng trồng địa hoàng tại Bắc Giang; xây dựng 2 mô hình canh tác theo hướng GACP-WHO (đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Trong đó có 2ha địa hoàng giống tại xã Minh Đức (Việt Yên) năng suất khoảng 8,5 tấn/ha và 1 ha địa hoàng nguyên liệu tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đạt 16,8 tấn/ha. Công ty đã nghiên cứu, thiết lập quy trình chế biến xanh địa hoàng từ địa hoàng tươi bằng thiết bị sấy công nghiệp; quy trình chế biến thục địa từ can địa hoàng trên nồi hơi…
Là một trong hơn 30 hộ liên kết với doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, năm 2012, gia đình ông Nguyễn Văn Long, thôn Diễu, xã Dĩnh Trì đã thu lãi 20 triệu đồng từ ba sào địa hoàng sau 6 tháng canh tác. Vụ thu đông năm nay ông tiếp tục duy trì diện tích này, hiện cây trồng sinh trưởng tốt.
Tháng 10 - 2012, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu, đánh giá cao hiệu quả của đề tài. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Dược Bắc Giang (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Giang) ứng dụng và triển khai. Từ tháng 7 năm nay, doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, thiết bị chế biến địa hoàng. Hiện các sản phẩm thục địa, can địa hoàng đã được bán ra thị trường.
Nhờ ứng dụng thành công kỹ thuật mới, ngày 16-10-2013, Công ty TNHH MTV Dược Bắc Giang được Sở Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ. Mô hình trồng, chế biến địa hoàng theo tiêu chuẩn GACP-WHO đã mở ra triển vọng nhân rộng diện tích cây trồng này trên địa bàn tỉnh, tạo nguồn dược diệu phục vụ sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu.
Bà Chu Thị Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Bắc Giang cho biết địa hoàng là một trong những dược liệu quý được Chính phủ, Bộ Y tế định hướng phát triển. Thời gian tới, Công ty sẽ xây dựng vùng nguyên liệu diện tích 50 ha tại huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và TP Bắc Giang góp phần khôi phục nguồn cây dược liệu quý của tỉnh, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, GDP Việt Nam có thể tăng lên từ 23-33 tỷ USD vào 5-10 năm tới, xuất khẩu có thêm 68 tỷ USD.

Những quả ổi mang thương hiệu “Lệ Rơi” được bày bán khiến nhiều người thích thú, xếp hàng chờ để được mua ổi có tên gọi đặc biệt này.

Ngay sau cuộc họp báo về Hiệp định TPP của Bộ Công Thương, một DN đã bức xúc: "TPP quá cao cấp nhưng cần được hiểu theo nghĩa của một người dân bình thường. Họ cần phải được biết, ngày mai gió bão là gì? DN chẳng biết cần chuẩn bị gì trong TPP".

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nuôi tôm tại tổ hợp tác ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1.
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đến hết quý 3 năm 2015, toàn tỉnh có gần 192 ha diện tích thả nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn về kinh tế do nhiễm bệnh.