Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.
Nhằm khắc phục hạn chế này, từ tháng 7-2011 đến tháng 6-2012, Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Giang chủ trì thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: "Nghiên cứu trồng trọt, thu hoạch, chế biến sinh địa theo hướng thực hành tốt, trồng trọt, thu hái cây thuốc (GACP) và quy trình chế biến thành phẩm thục địa”.
Kết thúc thời hạn, Công ty đã hoàn thành các mục tiêu đề ra như: Điều tra, khảo sát một số vùng trồng địa hoàng tại Bắc Giang; xây dựng 2 mô hình canh tác theo hướng GACP-WHO (đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Trong đó có 2ha địa hoàng giống tại xã Minh Đức (Việt Yên) năng suất khoảng 8,5 tấn/ha và 1 ha địa hoàng nguyên liệu tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đạt 16,8 tấn/ha. Công ty đã nghiên cứu, thiết lập quy trình chế biến xanh địa hoàng từ địa hoàng tươi bằng thiết bị sấy công nghiệp; quy trình chế biến thục địa từ can địa hoàng trên nồi hơi…
Là một trong hơn 30 hộ liên kết với doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, năm 2012, gia đình ông Nguyễn Văn Long, thôn Diễu, xã Dĩnh Trì đã thu lãi 20 triệu đồng từ ba sào địa hoàng sau 6 tháng canh tác. Vụ thu đông năm nay ông tiếp tục duy trì diện tích này, hiện cây trồng sinh trưởng tốt.
Tháng 10 - 2012, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu, đánh giá cao hiệu quả của đề tài. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Dược Bắc Giang (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Giang) ứng dụng và triển khai. Từ tháng 7 năm nay, doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, thiết bị chế biến địa hoàng. Hiện các sản phẩm thục địa, can địa hoàng đã được bán ra thị trường.
Nhờ ứng dụng thành công kỹ thuật mới, ngày 16-10-2013, Công ty TNHH MTV Dược Bắc Giang được Sở Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ. Mô hình trồng, chế biến địa hoàng theo tiêu chuẩn GACP-WHO đã mở ra triển vọng nhân rộng diện tích cây trồng này trên địa bàn tỉnh, tạo nguồn dược diệu phục vụ sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu.
Bà Chu Thị Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Bắc Giang cho biết địa hoàng là một trong những dược liệu quý được Chính phủ, Bộ Y tế định hướng phát triển. Thời gian tới, Công ty sẽ xây dựng vùng nguyên liệu diện tích 50 ha tại huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và TP Bắc Giang góp phần khôi phục nguồn cây dược liệu quý của tỉnh, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 85 năm truyền thống ngành cao su vào ngày 28/10 sắp tới, nhiều công ty và công đoàn cao su đã thưởng “nóng” cho những tập thể, công nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014.

Giá mía năm nay tiếp tục giảm khiến bà con trồng mía trong vùng quy hoạch tập trung tại các xã Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch của huyện Thới Bình (Cà Mau) thua lỗ...

Hậu Giang là tỉnh có vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL với 12.600 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, hơn 8.300 ha và đây cũng là địa phương có diện tích mía đang bị nước lũ đe dọa nhiều nhất do nền ruộng trũng, thấp.

Cây bí xanh đã được các hộ dân ở huyện Thạch Thành trồng từ nhiều năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến thăm ruộng bí nhà anh Lê Văn Tám, ở thôn Hợp, xã Thành Hưng đang kỳ thu hoạch, anh cho biết: Vụ thu – đông năm nay gia đình anh trồng 4 sào trên đất màu.

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.