Triển Vọng Giống Lúa Kháng Rầy ML 202 Ở Ninh Thuận

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Để khắc phục nhược điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã trồng thử nghiệm giống lúa ML 202 đã mang lại kết quả hết sức khả quan, cho năng suất cao, đặc biệt là khả năng kháng rầy khá tốt, phù hợp với chân đất phèn, chất lượng thương phẩm gạo rất cao.
Giống lúa ML 202 được trồng phổ biến tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số tỉnh Đông Nam Bộ. ML 202 trồng được 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày tùy theo thời vụ (đông xuân 105 - 108 ngày, hè thu 90 - 94 ngày), mật độ gieo từ 200 - 250kg/ha, năng suất từ 7 - 9 tấn/ha, thích nghi mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ cây phát triển 25 - 37 độ C, thị trường lúa bán ra ổn định dao động ở mức 5.500 đồng - 6.500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Lâm Danh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Đông Nam cho biết, giống lúa mới ML 202 sinh trưởng ngắn ngày, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt lép thấp, mang lại hiệu quả khá cao cho người nông dân trên địa bàn.
Chúng tôi cũng đã chọn lọc bảo quản giống lúa theo quy trình rất nghiêm ngặt. Trong thời gian tới giống lúa sẽ được cung cấp mạnh cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm rầy trên lúa ở khu vực này.
Có thể bạn quan tâm

Đợt này, chi cục đã thả 7.000 cá trắm, 7.000 cá rô phi, 6.400 cá mè hoa, 5.800 cá chép và 5.000 các trê. Được biết, các loài giống thủy sản thả đợt này từ nguồn kinh phí tái tạo thủy sản hàng năm và một số trại giống trên địa bàn tỉnh hỗ trợ.

Ngày 1/4, UBND tỉnh Cà Mau tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 315/TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 2011-2013 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.

Trong suốt thời gian sinh trưởng, những ruộng lúa ST20 ở hai huyện Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) luôn xanh tốt, ít sâu bệnh hại khiến nông dân thêm tự tin vào một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, đến giai đoạn vào chắc, tại một số diện tích xuống giống sớm, nông dân mới phát hiện ra ruộng mình bị thất thu do tình trạng lép hạt.

Năm 2013, giá bán thanh long liên tục tăng cao, từ mức 10.000 đồng/kg trở lên. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các nhà vườn đã được nâng lên đáng kể. Cũng chính từ lý do này, người dân phát triển diện tích cây thanh long một cách tự phát, tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về loại cây trồng này.

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.