Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Trao đổi với Trần Thanh Vân dưới vườn nho đang vào mùa thu hoạch, chúng tôi được biết anh có thâm niên gần 30 năm trong nghề “cầm kéo” cắt cành nho. Từ hồi trai trẻ còn ở với cha mẹ, anh đã phụ giúp gia đình trồng nho tím. Thấy cây nho cho hiệu quả kinh tế cao trên đồng đất phù sa làng An Thạnh, từ ngày lập gia đình đến nay, anh tiếp tục duy trì nghề trồng nho suốt 20 năm qua.
Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn đồng ruộng vừa tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây nho do cán bộ khuyến nông hướng dẫn giúp anh trở thành một trong những nông dân thành đạt trong nghề trồng nho ở An Thạnh. Bí quyết giúp anh Vân nhiều vụ liền trồng nho đạt hiệu quả kinh tế cao là mỗi năm cần phải bón 4-5 tấn phân chuồng cho mỗi sào đất canh tác.
Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng làm tơi xốp đất và trái nho chín có màu đỏ thắm, thịt giòn, vị ngọt thanh. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ các loại nấm bệnh hại nho theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp địa phương.
Ngoài 1,5 sào đất trồng nho, anh Vân còn trồng 2,5 sào táo xanh và trồng 1 sào cà tím chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi kênh Nam. Từ hiệu quả thâm canh trên 5 sào đất nói trên bảo đảm gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Anh đầu tư chăm lo cho bốn đứa con ăn học, có hai cháu học cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh và hai cháu học phổ thông tại địa phương.
-Giàn nho tơ của gia đình tôi có diện tích 1,5 sào trồng 200 gốc cho sản lượng mỗi vụ 2,5- 3 tấn. Riêng vụ nho tết năm nay đạt 3 tấn, được thương lái mua trọn giàn 60 triệu đồng, bình quân 20.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với giá nho tết năm 2012. Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, bà con trồng nho ở làng An Thạnh làm ăn được mùa, được giá..., chỉ tay lên giàn nho trái chín treo chật cành, anh Trần Thanh Vân bộc bạch niềm vui.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….