Triển Vọng Giống Lúa Kháng Rầy ML 202 Ở Ninh Thuận

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Để khắc phục nhược điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã trồng thử nghiệm giống lúa ML 202 đã mang lại kết quả hết sức khả quan, cho năng suất cao, đặc biệt là khả năng kháng rầy khá tốt, phù hợp với chân đất phèn, chất lượng thương phẩm gạo rất cao.
Giống lúa ML 202 được trồng phổ biến tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số tỉnh Đông Nam Bộ. ML 202 trồng được 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày tùy theo thời vụ (đông xuân 105 - 108 ngày, hè thu 90 - 94 ngày), mật độ gieo từ 200 - 250kg/ha, năng suất từ 7 - 9 tấn/ha, thích nghi mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ cây phát triển 25 - 37 độ C, thị trường lúa bán ra ổn định dao động ở mức 5.500 đồng - 6.500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Lâm Danh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Đông Nam cho biết, giống lúa mới ML 202 sinh trưởng ngắn ngày, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt lép thấp, mang lại hiệu quả khá cao cho người nông dân trên địa bàn.
Chúng tôi cũng đã chọn lọc bảo quản giống lúa theo quy trình rất nghiêm ngặt. Trong thời gian tới giống lúa sẽ được cung cấp mạnh cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm rầy trên lúa ở khu vực này.
Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.