Triển vọng của giống lúa đặc sản Lấp Vò
Giống lúa Ngọc đỏ hương dứa được anh Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) giống Định An, huyện Lấp Vò, nghiên cứu và bắt đầu lai tạo thành công cách đây gần 3 năm.
Anh Dũng chia sẻ: “Một lần tình cờ đi thăm đồng, phát hiện cá thể lúa có mùi thơm lạ, tôi mang về nghiên cứu, tuyển chọn, phân ly và nhân giống. Sau khi tuyển chọn được dòng thuần nhất, năm 2014 tôi tiến hành sản xuất hàng hóa trên giống lúa có màu đỏ và mùi thơm lá dứa này.
So với những giống lúa cùng dòng trên thị trường, giống lúa Ngọc đỏ hương dứa này có đặc điểm nổi bật: hạt dài, mùi thơm lá dứa đậm, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Trước khi mở rộng diện tích sản xuất hàng loạt, tôi nhờ một số chuyên gia ở Trường Đại học Cần Thơ phân tích thành phần dinh dưỡng đối với giống lúa này. Kết quả cho thấy giống lúa đỏ này mang nhiều đặc tính nổi trội về thành phần dinh dưỡng. Do đó, khi tung ra thị trường, sản phẩm nhận được sự phản ứng rất tốt”.
Hiện nay, gạo Ngọc đỏ hương dứa được xem là một trong những loại đặc sản riêng của quê hương Lấp Vò. Trong vụ thu đông 2015, HTX đã liên kết với một số HTX lân cận trên địa bàn huyện để sản xuất giống lúa này. Nhờ có thị trường tốt, nên HTX thu mua lúa tươi cho nông dân với giá khá cao, 7 ngàn đồng/kg.
Theo thông tin từ HTX giống Định An, hiện HTX đang hợp tác liên kết với Công ty Docimexco trong việc sản xuất và tiêu thụ đối với giống lúa Ngọc đỏ hương dứa. Theo cam kết thì Công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng của HTX với mức giá sàn là 7 ngàn đồng/kg.
Trong vụ đông xuân tới, HTX dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với một số HTX lân cận mở rộng diện tích sản xuất khoảng 100ha. Để đảm bảo chất lượng gạo đồng nhất và an toàn, ngoài cung cấp giống, HTX còn hướng dẫn và hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng an toàn cho các hộ dân thực hiện liên kết.
Ông Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin: “Giống lúa đỏ Ngọc đỏ hương dứa của HTX giống Định An đang có nhiều triển vọng bởi gống lúa này sở hữu lợi thế về nhiều mặt như: đặc tính sinh trưởng, phẩm chất gạo...
Đặc biệt, ưu điểm được thị trường đánh giá cao là thành phần dinh dưỡng: so về hàm lượng protein thì gạo đỏ này cao gấp đôi so với gạo trắng hiện nay. Ngoài ra, lượng đường tổng số ở gạo này thấp, chất sơ, chất sắt, canxi cao... rất thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy, ngay khi tung ra thị trường gạo Ngọc đỏ hương dứa nhận được sự đánh giá cao của thị trường nội địa lẫn khách hàng Châu Âu”.
HTX giống Định An được thành lập năm 2012, có 17 thành viên với vố điều lệ là 250 triệu đồng. Sau hơn 2 năm hoạt động, HTX đã nghiên cứu, lai tạo và cho ra đời nhiều giống lúa triển vọng cung cấp cho thị trường. Hiện các giống lúa do HTX giống Định An sản xuất đều cho năng suất cao, bán được giá, được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi bắt đầu thu hoạch vụ dưa đông xuân 2013 - 2014 và vụ dưa xuân hè 2014, tại các tỉnh miền Trung, rơm được bán với giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm.

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.