Triển vọng cây vải thiều ở Kbang

Những ngày này, vườn vải thiều của gia đình anh Lương Văn Thịnh ở thôn 3, xã Đông lúc nào cũng đông người, nào là nhân công thu hoạch, người đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Anh Thịnh cho biết, năm nay vườn vải thiều nhà anh đạt sản lượng nhất từ trước đến nay, dự kiến trên dưới 18 tấn, giá bán tại vườn hiện tại là 33.000 đồng/kg.
Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên vải sai, trái to mọng, ngọt, cùi dày, bình quân 1 kg từ 15 đến 17 quả. Anh Thịnh cho biết, đây là vụ thu hoạch chính vụ năm thứ 4, sản lượng năm sau cao hơn năm trước và khẳng định đất đai, khí hậu Kbang phù hợp với cây vải thiều.
Ngoài giống, kỹ thuật chăm sóc quyết định đến năng suất, chất lượng. Nói về bí quyết trồng vải thiều, anh Thịnh cho rằng phải học hỏi nhiều từ cắt tỉa, bón phân, phun thuốc, tưới nước… đều có quy trình kỹ thuật cả, ngoài ra còn rất cần sự chịu khó.
Cách vườn nhà anh Thịnh không xa, anh Khương cũng trồng vải thiều từ giống nhà anh Thịnh hơn 1 ha, nay đã cho thu hoạch vụ thứ 2. Anh Khương cho biết: Sản lượng vải thiều năm sau lại nhiều hơn năm trước vì cây lớn hơn, chất lượng ngon hơn vì mình có kinh nghiệm.
Anh Thịnh cho biết thêm, chỉ tính năm 2011 đến nay, từ vườn vải nhà anh đã nhân giống ra hàng ngàn cành chiết, ước lượng diện tích khoảng 30 ha và năm nay bà con đang đặt 4.000 cành chiết nữa (tương đương với 20 ha.)
Ông Lê Văn Hùng, thôn 1, xã Nghĩa An lúc đầu là người đi buôn quả vải thiều, nhưng thấy thích vườn vải nhà anh Thịnh quá nên năm ngoái ông đã trồng 2 ha. Ông Hùng cho biết: Thấy vườn vải đẹp quá, hiệu quả cao nên có đám đất bằng 2 ha, tôi mới trồng năm thứ nhất bằng giống ở đây luôn. So với các cây trồng khác, vải thiều quá đạt.
Ông Hùng cho biết thêm: Thường vào mùa vải, ông đến các vườn thu mua, cây vải ở Kbang cũng rất nhiều nhưng cho trái nhỏ, không ngon, có khi giá bán chỉ bằng nửa giá trị vải nhà anh Thịnh. Chỉ có giống vải nhà anh Thịnh là ngon, tôi mới quyết định trồng.
Hiện nhiều hộ ở xã Đông đã thấy được hiệu quả của cây vải nên tiến hành trồng và theo dự kiến của UBND xã Đông, năm 2015 sẽ thành lập tổ sản xuất 10 hộ trồng khoảng 10 ha; mỗi ha trồng 200 cây, xã hỗ trợ cho mỗi hộ 50 cành chiết, còn lại là bà con mua. Hỗ trợ cho nông dân thành lập tổ hợp tác, liên kết với nhau, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ cho nhau để từ đó hình thành nên kinh tế tập thể sau này-ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Đông cho biết.
Tuy nhiên, ông Thạch cũng e ngại, nhân dân thấy hiệu quả cây vải thiều nên trồng ồ ạt không có quy hoạch khó khăn cho đầu ra của sản phẩm sau này. Thiết nghĩ, các ngành chuyên môn ở huyện Kbang cũng cần kiểm tra, kiểm chứng để có định hướng cho nhân dân trong việc phát triển cây vải thiều hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia dự án có 19 hộ, mỗi hộ được vay gần 30 triệu đồng trong hai năm, mức phí 0,7%/tháng (8,4%/năm) và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương đã giải ngân được 22 lượt dự án với tổng số quỹ gần 10 tỷ đồng, giúp hàng trăm hội viên có thêm vốn phát triển sản xuất.

Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam không được như kỳ vọng có thể đẩy giá cà phê thế giới tăng cao do mức thâm hụt cà phê trên toàn thế giới lớn nhất 9 năm.

Bộ NN-PTNT vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí từ nay đến hết năm, một số cửa khẩu có thể phải đóng cửa một thời gian để họ chấn chỉnh lại các quy định.

Để thúc đẩy đưa mặt hàng chè Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Pakistan, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như các buổi giao lưu trực tuyến nhằm khắc phục sự thiếu thông tin, giúp doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc ban đầu, khắc phục rủi ro về khách hàng, chi phí đi lại...

Sau những tháng ngày mệt mỏi vì kinh doanh bất động sản thua lỗ, bà Phạm Thị Thu Cúc quyết đoạn tuyệt với nghề này. Vay mượn thêm tiền bạc, gia đình bà Cúc bỏ Đà Lạt vào vùng Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng mua đất lập vườn, tập làm nông dân.