Triển vọng cây vải thiều ở Kbang

Những ngày này, vườn vải thiều của gia đình anh Lương Văn Thịnh ở thôn 3, xã Đông lúc nào cũng đông người, nào là nhân công thu hoạch, người đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Anh Thịnh cho biết, năm nay vườn vải thiều nhà anh đạt sản lượng nhất từ trước đến nay, dự kiến trên dưới 18 tấn, giá bán tại vườn hiện tại là 33.000 đồng/kg.
Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên vải sai, trái to mọng, ngọt, cùi dày, bình quân 1 kg từ 15 đến 17 quả. Anh Thịnh cho biết, đây là vụ thu hoạch chính vụ năm thứ 4, sản lượng năm sau cao hơn năm trước và khẳng định đất đai, khí hậu Kbang phù hợp với cây vải thiều.
Ngoài giống, kỹ thuật chăm sóc quyết định đến năng suất, chất lượng. Nói về bí quyết trồng vải thiều, anh Thịnh cho rằng phải học hỏi nhiều từ cắt tỉa, bón phân, phun thuốc, tưới nước… đều có quy trình kỹ thuật cả, ngoài ra còn rất cần sự chịu khó.
Cách vườn nhà anh Thịnh không xa, anh Khương cũng trồng vải thiều từ giống nhà anh Thịnh hơn 1 ha, nay đã cho thu hoạch vụ thứ 2. Anh Khương cho biết: Sản lượng vải thiều năm sau lại nhiều hơn năm trước vì cây lớn hơn, chất lượng ngon hơn vì mình có kinh nghiệm.
Anh Thịnh cho biết thêm, chỉ tính năm 2011 đến nay, từ vườn vải nhà anh đã nhân giống ra hàng ngàn cành chiết, ước lượng diện tích khoảng 30 ha và năm nay bà con đang đặt 4.000 cành chiết nữa (tương đương với 20 ha.)
Ông Lê Văn Hùng, thôn 1, xã Nghĩa An lúc đầu là người đi buôn quả vải thiều, nhưng thấy thích vườn vải nhà anh Thịnh quá nên năm ngoái ông đã trồng 2 ha. Ông Hùng cho biết: Thấy vườn vải đẹp quá, hiệu quả cao nên có đám đất bằng 2 ha, tôi mới trồng năm thứ nhất bằng giống ở đây luôn. So với các cây trồng khác, vải thiều quá đạt.
Ông Hùng cho biết thêm: Thường vào mùa vải, ông đến các vườn thu mua, cây vải ở Kbang cũng rất nhiều nhưng cho trái nhỏ, không ngon, có khi giá bán chỉ bằng nửa giá trị vải nhà anh Thịnh. Chỉ có giống vải nhà anh Thịnh là ngon, tôi mới quyết định trồng.
Hiện nhiều hộ ở xã Đông đã thấy được hiệu quả của cây vải nên tiến hành trồng và theo dự kiến của UBND xã Đông, năm 2015 sẽ thành lập tổ sản xuất 10 hộ trồng khoảng 10 ha; mỗi ha trồng 200 cây, xã hỗ trợ cho mỗi hộ 50 cành chiết, còn lại là bà con mua. Hỗ trợ cho nông dân thành lập tổ hợp tác, liên kết với nhau, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ cho nhau để từ đó hình thành nên kinh tế tập thể sau này-ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Đông cho biết.
Tuy nhiên, ông Thạch cũng e ngại, nhân dân thấy hiệu quả cây vải thiều nên trồng ồ ạt không có quy hoạch khó khăn cho đầu ra của sản phẩm sau này. Thiết nghĩ, các ngành chuyên môn ở huyện Kbang cũng cần kiểm tra, kiểm chứng để có định hướng cho nhân dân trong việc phát triển cây vải thiều hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

Đó là giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 4218 và OM 7347. Các giống này ngắn ngày, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Vụ Hè Thu 2013, ngành nông nghiệp Vĩnh Long tăng cường khuyến cáo nhưng diện tích lúa IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ gần 50% diện tích xuống giống.