Triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo

Cụ thể, đợt I từ ngày 1-4 đến ngày 26-4-2015; đợt II từ ngày 1-10 đến ngày 26-10-2015. Qua đó nhằm tạo được miễn dịch và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên trong quần thể gia súc đối với bệnh LMLM và dịch tả heo.
Đối với hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, gia trại qui mô nuôi từ 200 con trở xuống được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, tiền công tiêm phòng và chi phí kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng; Trang trại chăn nuôi gia súc có tổng đàn trên 200 con được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, không hỗ trợ tiền công tiêm phòng và chi phí kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng.
Đối với các cơ sở nuôi gia công cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chủ cơ sở tự chi trả kinh phí tiêm phòng và kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng. Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi heo đã đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM và dịch tả (không phân biệt nguồn vốn đầu tư) được hỗ trợ kinh phí xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM và dịch tả theo kế hoạch thực hiện dự án an toàn dịch bệnh động vật năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ thu đông rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Trong cuộc trao đổi với báo Đại Đoàn Kết tại thời điểm vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), GS Võ Tòng Xuân dự báo, gạo Việt sẽ phải đối diện với viễn cảnh “màu xám”.