Triển Khai Mô Hình Nuôi Cua Công Nghiệp

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, với qui mô 6 ha và 12 hộ tham gia là những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi cua biển.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho mô hình này gần 100triệu đồng. Trong đó con giống được hỗ trợ 40% ( con giống được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận, kích thước cua đạt Ø ≥ 1,2cm, mật độ thả nuôi 1con/m2. Nguồn thức ăn sử dụng cho mô hình được hỗ trợ 20% , phần còn lại nông dân đối ứng. Theo dự án sau thời gian nuôi, mô hình đạt: tỉ lệ sống ≥ 50%, khối lượng trung bình cá thể khi thu hoạch 350gr/con, hệ số chuyển đổi thức ăn: 4.0. Dự kiến năng suất ≥ 1,75tấn/ha.
Sau khi triển khai, bà con sẽ được tập huấn kỹ thuật “Quy trình nuôi cua biển thương phẩm” về : phân loại và hình thái cấu tạo, một số đặc tính sinh học cua biển, nuôi cua con thành cua thịt, nuôi cua ốp thành cua chắc, nuôi cua lột và phương pháp phòng bệnh cua…
Chương trình triển khai nhằm giúp cho bà con nuôi theo qui trình đã chọn, hướng tới mô hình nuôi cua thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm an toàn và mang tính bền vững môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trưởng hơn 32% đã giúp Việt Nam vượt qua Thái Lan, lên đứng thứ 4 toàn thế giới cung cấp tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ về số lượng và vượt lên trên Ecuador xếp thứ 3 về giá trị. EU là thị trường đứng thứ 2 xuất khẩu tôm của Việt Nam với mức tăng trưởng hơn 17%.

Cơ quan chủ quản cho rằng, chất lượng cá ngừ sau khai thác bị sụt giảm là nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm. Từ khi xuất hiện hình thức khai thác mới là câu đèn thì sản phẩm cá ngừ không còn đủ phẩm cấp để xuất dưới dạng nguyên con, mà chỉ có thể xuất khẩu thông qua các mặt hàng chế biến, vì vậy mà giá trị xuất khẩu cũng sụt giảm đáng kể.

Nắm bắt nhu cầu thị trường Tết rất ưa chuộng thực phẩm khô để thưởng thức và làm quà biếu, từ hơn 1 tháng nay, người dân ở các xã biên giới Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông… của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) tất bật chế biến nhiều loại đặc sản khô, như: Khô cá sặc rằn, cá kết, cá nhái, khô rắn...

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.