Triển Khai Mô Hình Nuôi Cua Công Nghiệp

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, với qui mô 6 ha và 12 hộ tham gia là những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi cua biển.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho mô hình này gần 100triệu đồng. Trong đó con giống được hỗ trợ 40% ( con giống được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận, kích thước cua đạt Ø ≥ 1,2cm, mật độ thả nuôi 1con/m2. Nguồn thức ăn sử dụng cho mô hình được hỗ trợ 20% , phần còn lại nông dân đối ứng. Theo dự án sau thời gian nuôi, mô hình đạt: tỉ lệ sống ≥ 50%, khối lượng trung bình cá thể khi thu hoạch 350gr/con, hệ số chuyển đổi thức ăn: 4.0. Dự kiến năng suất ≥ 1,75tấn/ha.
Sau khi triển khai, bà con sẽ được tập huấn kỹ thuật “Quy trình nuôi cua biển thương phẩm” về : phân loại và hình thái cấu tạo, một số đặc tính sinh học cua biển, nuôi cua con thành cua thịt, nuôi cua ốp thành cua chắc, nuôi cua lột và phương pháp phòng bệnh cua…
Chương trình triển khai nhằm giúp cho bà con nuôi theo qui trình đã chọn, hướng tới mô hình nuôi cua thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm an toàn và mang tính bền vững môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (ảnh) vừa có chuyến khảo sát về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ 1 vụ lúa sang trồng 1 vụ màu ở một số địa phương ĐBSCL.

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, niên vụ thu hoạch cà phê 2013 - 2014 sắp tới, ngành cà phê Tây Nguyên đối mặt nhiều khó khăn. Theo đó, thời điểm này mưa đã rải đều toàn vùng Tây Nguyên, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, gây hại cho cà phê.

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.

Đến cuối tháng 4/2013, vụ nuôi tôm qua gần 1 tháng nhưng vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vẫn chưa thấy cảnh người nuôi bận rộn, ngược xuôi lo vào vụ.