Triển Khai Mô Hình Nuôi Cua Công Nghiệp

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, với qui mô 6 ha và 12 hộ tham gia là những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi cua biển.
Tổng kinh phí hỗ trợ cho mô hình này gần 100triệu đồng. Trong đó con giống được hỗ trợ 40% ( con giống được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận, kích thước cua đạt Ø ≥ 1,2cm, mật độ thả nuôi 1con/m2. Nguồn thức ăn sử dụng cho mô hình được hỗ trợ 20% , phần còn lại nông dân đối ứng. Theo dự án sau thời gian nuôi, mô hình đạt: tỉ lệ sống ≥ 50%, khối lượng trung bình cá thể khi thu hoạch 350gr/con, hệ số chuyển đổi thức ăn: 4.0. Dự kiến năng suất ≥ 1,75tấn/ha.
Sau khi triển khai, bà con sẽ được tập huấn kỹ thuật “Quy trình nuôi cua biển thương phẩm” về : phân loại và hình thái cấu tạo, một số đặc tính sinh học cua biển, nuôi cua con thành cua thịt, nuôi cua ốp thành cua chắc, nuôi cua lột và phương pháp phòng bệnh cua…
Chương trình triển khai nhằm giúp cho bà con nuôi theo qui trình đã chọn, hướng tới mô hình nuôi cua thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm an toàn và mang tính bền vững môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30/5 sắp sạ lúa trong đất 3 vụ, khi được tôi hỏi có thích làm 3 vụ hay không thì anh Ba Lố một nông dân làm ruộng cạnh tôi trả lời rằng: "Ở không chẳng biết làm gì, người ta làm mình phải làm theo, chẳng lẽ bỏ ruộng không làm, chứ giá lúa thấp như vầy, giá vật tư lại cao như vậy, thì hổng có ham làm 3 vụ một chút nào cả, giá lúa vầy hoài chắc gia đình tôi phải lên Bình Dương kiếm sống, chớ làm ruộng sống không nổi".

Anh Dương Hồng Phát, 38 tuổi ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi và dịch vụ máy nông nghiệp bảo đảm thu nhập ổn định

Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.